Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống bia mỗi ngày?

Bia, giống như bất kỳ đồ uống có cồn nào, có thể tác động đáng kể đến cơ thể bạn.

Đối với nhiều người trong chúng ta, một cốc bia lạnh sau một ngày làm việc dài hoặc trong buổi tụ tập với bạn bè sẽ đem lại cảm giác sảng khoái. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với cơ thể nếu bạn biến việc uống bia thành thói quen hằng ngày?

Bia, giống như bất kỳ đồ uống có cồn nào, có thể tác động đáng kể đến cơ thể. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ bia vừa phải có thể mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe tim mạch và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, thì uống bia mỗi ngày có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe.

Bia, giống như bất kỳ đồ uống có cồn nào, có thể tác động đáng kể đến cơ thể. 
Bia, giống như bất kỳ đồ uống có cồn nào, có thể tác động đáng kể đến cơ thể. 

Dưới đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn uống bia hằng ngày, theo chuyên trang Eat This Not That.

Tăng cân

Bia chứa nhiều calo rỗng, góp phần tăng cân nếu tiêu thụ hằng ngày. Tăng cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm béo phì và các biến chứng liên quan.

Michael Masi, huấn luyện viên cá nhân người Mỹ, cho biết: "Bia có thể chứa nhiều calo và góp phần làm tăng cân. Bia IPA đặc biệt giàu calo và việc tiêu thụ hàng ngày sẽ khiến việc giảm cân trở nên khó khăn”.

Mất nước

Thói quen uống bia hằng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất nước, khiến bạn cảm thấy khát và kiệt sức. Rượu là chất lợi tiểu, khuyến khích cơ thể thải ra nhiều chất lỏng hơn lượng nạp vào. Nghiên cứu cho thấy mất nước có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, khát nước quá mức.

Masi nói: “Rượu là chất lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể dẫn đến mất nước. Vì vậy, nếu bạn uống bia hằng ngày thì cần phải đặc biệt lưu ý cung cấp đủ nước từ các nguồn khác”.

Thói quen uống bia hằng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất nước, khiến bạn cảm thấy khát và kiệt sức.
Thói quen uống bia hằng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất nước, khiến bạn cảm thấy khát và kiệt sức.

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Một đánh giá năm 2015 cho thấy uống quá nhiều rượu bia có thể ức chế chức năng miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Masi cảnh báo: “Rượu bia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Nó cũng có thể làm giảm nỗ lực phục hồi nói chung, dẫn đến giảm hiệu suất tập luyện trong phòng tập”.

Tăng nguy cơ mắc bệnh gan

Không có gì ngạc nhiên khi việc tiêu thụ bia liên tục hàng ngày sẽ khiến gan của bạn gặp nguy hiểm. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), uống quá nhiều rượu bia dần dần có thể dẫn đến viêm gan, bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Masi cho biết: “Việc uống rượu bia thường xuyên có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan. Mặc dù vậy, nguy cơ mắc bệnh này sẽ thấp hơn nhiều khi uống có chừng mực”.

Rối loạn giấc ngủ

Mặc dù ban đầu bia có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng nghiên cứu cho thấy rượu bia cản trở chất lượng giấc ngủ, dẫn đến việc thức giấc thường xuyên và thiếu thời gian nghỉ ngơi phục hồi. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.

Masi giải thích: “Rượu bia đã được chứng minh là làm giảm thời gian chìm vào giấc ngủ và tăng thời lượng giấc ngủ sâu trong nửa đầu của đêm. Tuy nhiên, tác dụng này sẽ đảo ngược trong nửa sau của đêm”.

"Tiêu thụ rượu bia có thể dẫn đến tình trạng thức giấc thường xuyên hơn, giảm giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) — rất quan trọng đối với trí nhớ và điều chỉnh tâm trạng — và khiến giấc ngủ nhìn chung rời rạc hơn. Sự gián đoạn này có thể khiến chúng ta thức dậy với cảm giác mệt mỏi, bất kể bạn đã ngủ bao lâu”.

Tiêu thụ rượu bia có thể dẫn đến tình trạng thức giấc thường xuyên hơn.
Tiêu thụ rượu bia có thể dẫn đến tình trạng thức giấc thường xuyên hơn.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Rượu bia có thể cản trở việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất thiết yếu, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nó có thể cản trở sự hấp thụ vitamin B, loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng và sức khỏe tổng thể.

Masi cho biết: “Rượu bia cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng theo nhiều cách”.

Rượu bia có thể làm viêm niêm mạc dạ dày, dẫn đến giảm sản xuất axit dạ dày, chất rất quan trọng để tiêu hóa một số loại thực phẩm. Vì gan là trung tâm của quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng nên việc tổn thương cơ quan này sẽ làm giảm khả năng lưu trữ và sử dụng một số vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu của rượu có thể dẫn đến mất các khoáng chất như kali, magie và canxi nếu không được bổ sung đầy đủ”.

Vấn đề về da

Rượu bia làm mất nước và mất nước kéo dài có thể dẫn đến da khô, bong tróc. Ngoài ra, rượu bia còn làm giãn mạch máu, có thể dẫn đến đỏ mặt và vỡ mao mạch. "Theo thời gian, tình trạng mất nước có thể làm giảm độ đàn hồi của da và góp phần phát triển các nếp nhăn và vết thâm”, Masi nói.

Ngoài ra, rượu bia có thể cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin thiết yếu như vitamin A và chất chống oxy hóa, những chất rất quan trọng đối với sức khỏe của da. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể làm giảm khả năng tái tạo và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ở một số người, rượu bia cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da như bệnh rosacea”.

Rượu bia làm mất nước và mất nước kéo dài có thể dẫn đến da khô, bong tróc.
Rượu bia làm mất nước và mất nước kéo dài có thể dẫn đến da khô, bong tróc.

Giảm khả năng phối hợp

Trong khi một cốc bia có thể giúp bạn thư giãn, thì nhiều cốc bia có thể làm gián đoạn khả năng phối hợp và vận động. Điều này có thể dẫn đến suy giảm khả năng phán đoán, tăng nguy cơ tai nạn và thương tích.

Masi giải thích: “Rượu bia ảnh hưởng đến kỹ năng vận động và thời gian phản ứng của bạn. Tùy thuộc vào khả năng chịu đựng và lượng rượu bia bạn uống, bạn có thể có nguy cơ bị chấn thương hoặc ít nhất là hoạt động thể chất kém hơn”.

Rối loạn điều hòa đường huyết

Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Biomolecules, việc tiêu thụ bia thường xuyên có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn như kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Lý do là hàm lượng đường trong một số loại bia, cùng với tác dụng của rượu bia đối với việc điều chỉnh insulin, có thể làm giảm khả năng quản lý lượng đường trong máu của cơ thể.

"Uống rượu bia từ vừa phải đến nhiều có thể làm giảm lượng đường trong máu, một phần vì rượu bia có thể cản trở khả năng sản xuất glucose của gan. Ngoài ra, rượu bia có thể làm suy giảm phản ứng nội tiết tố của cơ thể, làm thay đổi quá trình tiết insulin từ tuyến tụy. Theo thời gian, những tác động này có thể góp phần làm giảm độ nhạy insulin, nghĩa là cơ thể cần nhiều insulin hơn để xử lý glucose một cách hiệu quả”, Masi nói.

Tăng nguy cơ ung thư

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, tiêu thụ đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư miệng, cổ họng và thực quản... Một số nghiên cứu cho thấy uống từ ba đồ uống có cồn trở lên mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và tuyến tụy. Tất cả đồ uống có cồn, bao gồm rượu vang đỏ và trắng, bia và rượu mạnh, đều có liên quan đến ung thư. Càng uống nhiều, nguy cơ ung thư càng cao.

(Nguồn: Eat This Not That)

Trà My

Nhật Bản khuyến khích giới trẻ… uống rượu

Nhật Bản khuyến khích giới trẻ… uống rượu

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, các quán bar và các cơ sở bán rượu ở Nhật Bản đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế và điều này khiến doanh thu, và nguồn thu từ thuế rượu, ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giảm mạnh.