Đồng hành cùng vĩ nhân, đồng hướng cùng chân lý

“Hồ Chí Minh - Theo dấu chân Người” đã phác họa sinh động quá trình tích lũy sức mạnh của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam.

Bộ phim “Hồ Chí Minh - Theo dấu chân Người” sử dụng tư liệu lịch sử phong phú, lời thuyết minh ngắn gọn và kết cấu logic rõ ràng. Phim đã phác họa sinh động quá trình tích lũy sức mạnh của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam thông qua những dấu vết hoạt động của Người tại Quảng Tây Trung Quốc. 

Tạp chí PNM xin giới thiệu bài viết về bộ phim của hai nhà nghiên cứu Phạm Văn Đức và Từ Tần Pháp.

 ******

Phim giúp người xem nâng cao sự hiểu biết về vị trí lịch sử quan trọng của vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phong trào Cộng sản quốc tế, cũng như hiểu hơn về những đóng góp lịch sử quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng vô sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung được kế thừa và ngày một phát huy.

Từ năm 1938 đến tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động cách mạng tại Quảng Tây Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng Việt Nam nói “Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Trung Quốc với hai mục đích rõ ràng: một là tìm cách trở về đất nước, cùng trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng trong nước, vẫn với tư tưởng gương cao ngọn cờ giải phóng. Mục đích thứ hai là tham gia cách mạng Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc là tập trung kháng Nhật”.  Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc về mối liên hệ chặt chẽ của cuộc đấu tranh cách mạng giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy Người đã tích cực tham gia vào các hoạt động của các phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc với tinh thần cách mạng của chủ nghĩa cộng sản. Đầu tiên, để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết một loạt bài để ca ngợi cách mạng Trung Quốc, và còn nêu khẩu hiệu: Cứu Trung Quốc là tự cứu mình. Tiếp đó, Người tích cực tham gia vào lớp đào tạo cán bộ cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức, và mở lớp huấn luyện cho thanh niên Việt Nam. Việc này đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của người dân Trung Quốc, họ cung cấp nơi ở an toàn và lương thực đầy đủ để đảm bảo tiến độ suôn sẻ của lớp huấn luyện. Hồ Chí Minh còn tích lũy kinh nghiệm trong cuộc cách mạng của Trung Quốc và tìm hiểu sâu sắc về tình hình trong và ngoài nước. Chiến tranh Đức-Pháp đã đem đến thời cơ mới cho cách mạng Việt Nam, nhận thấy thời cơ này, Hồ Chí Minh nhận định rằng không thể tiếp tục ở lại Trung Quốc để hoạt động cách mạng nữa, Người quyết định sẽ trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang. Nắm bắt và tận dụng được thời cơ, Hồ Chí Minh đã khiến cho cách mạng Việt Nam chỉ trong vòng năm năm đã giành được thắng lợi. Điều đó đã thể hiện được nghệ thuật lãnh đạo vô cùng tài tình và tầm nhìn của Người.

Một cảnh tư liệu trong phim
Một cảnh tư liệu trong phim

Trong những năm hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, một mặt, Người đã xây đắp nên mối tình hữu nghị sâu sắc với những nhà cách mạng vô sản Trung Quốc như Mao Trạch Ðông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh v.v. Mặt khác, Hồ Chí Minh còn hun đúc tình bạn cách mạng quý báu với quần chúng nhân dân Quảng Tây, đã giúp đỡ Người và cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu thường xuyên quan tâm đến quá trình xây dựng và tình hình cách mạng Việt Nam, và đưa ra nhiều đề xuất mang tính chiến lược cho Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, phần nào góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam. Khi Hồ Chí Minh tổ chức lớp huấn luyện cán bộ ở huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, người dân ở đây tuy không giàu, nhưng vẫn sắp xếp chỗ ở, cung cấp lương thực thực phẩm cho Bác, và còn mời cả những thanh niên tiến bộ Việt Nam trong đó có Hồ Chí Minh cùng đón Tết Âm lịch. 

Tháng 8 năm 1942, để tìm kiếm và tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng đồng minh chống phát xít, Hồ Chí Minh đã triển khai hoạt động ở biên giới Quảng Tây như một trạm liên lạc và nơi tập trung cán bộ cách mạng. Ở nơi biên giới này, người dân Trung Quốc đã che chở và làm người canh phòng cho họ. Sau khi trở thành nước độc lập, Hồ Chủ Tịch đã mời một số đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Tây có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam sang thăm đất nước. Câu thơ Hồ Chí Minh viết  “Mối tình hữu nghị Việt - Trung sâu nặng, vừa là đồng chí vừa là anh em” là một câu nói chính xác để miêu tả mối quan hệ giữa Người và nhân dân Trung Quốc, đồng thời cũng là kỳ vọng tốt đẹp của Chủ Tịch đối với mối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia, trong đó Trung Quốc là nơi Người tới nhiều nhất và ở lại lâu nhất. Chủ tịch đã cùng với nhân dân Trung Quốc kề vai sát cánh chiến đấu và thiết lập mối quan hệ vô sản sâu sắc với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Hiện nay, hành trình đi theo chủ nghĩa xã hội của Việt Nam và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển mới, với điểm xuất phát lịch sử mới, dựa trên sự lãnh đạo đúng đắn của lãnh đạo Đảng hai hai nước, Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ổn đinh. Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cường giao lưu hợp tác toàn diện về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và đã giành được thành quả to lớn, và không ngừng thúc đẩy mối tình hữu nghị Việt Trung. Hiện nay, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy, Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nhà nước xã hội chủ nghĩa, tương đồng vận mệnh, tương tự, tương thông văn hóa và lí tưởng. Vì thế mà hai nước cần xây dựng sự đồng thuận về tư tưởng, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau từ phương diện chiến lược, khắc phục những trở ngại thực tế, và củng cố nền tảng tương thân, tương ái giữa nhân dân hai nước để thúc đẩy sự phát triển của hai nước nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới nói chung.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo kiệt xuất, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều không thể tách rời công lao vĩ đại của Người và sự chỉ đạo đúng đắn của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đã đóng góp to lớn cho mối tình hữu nghị Việt Trung. Bộ phim bao hàm nhiều nội dung, đã hiện thực hóa mối liên hệ giữa nhân vật và tư tưởng, lịch sử và hiện thực, lý luận và thực tiễn, Việt Nam và thế giới, đồng thời cũng cho thấy rõ chặng đường cứu nước cứu dân tộc của Hồ Chí Minh, cũng như cội nguồn lịch sử của mối tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Bộ phim giúp khán giả hai nước hiểu đầy đủ hơn về mối quan hệ chặt chẽ của hai nước, cũng như sự cảm nhận sâu sắc về những đóng góp to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, đồng thời cũng là bài giảng lý luận xuất sắc để củng cố niềm tin lý tưởng, và củng cố mối tình hữu nghị ngày một bền chặt hơn của nhân dân hai nước.

Bộ phim tài liệu “Hồ Chí Minh - Theo dấu chân Người” do Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Tây Trung Quốc đồng sản xuất dài khoảng 32 phút đã được phát sóng trên các kênh VTV1, VTV4, Cổng thông tin điện tử Đài truyền hình Việt Nam, và được đăng trên Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

Tác giả bài viết: 

- GS.TS. Phạm Văn Đức, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

- GS.TS. Từ Tần Pháp, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Mác Trường Đại học Quảng Tây (Trung Quốc)

Phạm Văn Đức - Từ Tần Pháp

Tác giả Ngô Tự Lập: 'Trong cuốn sách của tôi, Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu chứ không phải ngợi ca'

Tác giả Ngô Tự Lập: "Trong cuốn sách của tôi, Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu chứ không phải ngợi ca"

"Cuốn sách của tôi không phải là sách chính trị hay sách tiểu sử, mà là sách về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một cuốn sách triết học"