“Đường lên đỉnh Olypia về giới”: trang bị kĩ năng phòng chống bạo lực và quấy rối tình dục

Chiều 4/1, tại TTGDTX Nguyễn Văn Tố, CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội đã tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Olypia về giới”.

Đây là một hoạt động nhằm tạo dựng một sân chơi bổ ích giúp các bạn học sinh trang bị kiến thức/ kỹ năng phòng chống bạo lực trong khuôn khổ dự án “Hy vọng” được CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội phối hợp với Batik, tổ chức Raja và Cơ quan phát triển Pháp AFD và các đơn vị đồng hành thực hiện.

Cuộc thi có sự tham gia của 04 đội thi bao gồm học sinh khiếm thị và học sinh không khiếm thị đang theo học tại TTGDTX Nguyễn Văn Tố tranh tài với nhau qua các kiến thức về chủ đề giới nói chung và quấy rối tình dục nói riêng.

Cuộc thi
Cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia về giới" thu hút được sự tham gia của các bạn học sinh khiếm thị và học sinh không khiếm thị đang theo học tại TTGDTX Nguyễn Văn Tố

“Sau khi tham gia các dự án của Batik và được tập huấn về các chủ đề: xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường … các thành viên CLB sinh viên khuyết tật Hà Nội mong muốn đến một trường THPT để trao truyền những kiến thức đó cho các em học sinh THPT. Tuy nhiên, các bạn không tổ chức theo hình thức tập huấn như cách các bạn được tập huấn bởi chuyên gia mà biến thành một trò chơi, do đó nhóm sinh viên khuyết tật đã lên ý tưởng, liên hệ, kêu gọi nguồn lực và tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Olypia về giới” – TS. Trần Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam, thành viên Ban cố vấn chia sẻ.

Học sinh TTGDTX Nguyễn Văn Tố hào hứng tham gia trả lời các câu hỏi về giới, bạo lực giới trong phần thi dành cho khán giả
Học sinh TTGDTX Nguyễn Văn Tố hào hứng tham gia trả lời các câu hỏi về giới, bạo lực giới trong phần thi dành cho khán giả

“Vấn đề quấy rối tình dục không còn là vấn đề xa lạ với mọi người. Các bạn khuyết tật đôi khi là khả năng phòng ngừa cũng như khả năng ứng phó thường yếu hơn và là đối tượng dễ bị lợi dụng hơn. TTGDTX Nguyễn Văn Tố là một ngôi trường bán hòa nhập kết hợp giữa các lớp học sinh khuyết tật và các lớp học sinh không khuyết tật, chúng em lựa chọn tổ chức cuộc thi tại đây nhằm nâng cao khả năng ứng phó của các bạn học sinh khuyết tật và không khuyết tật đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết và hòa nhập sâu sắc hơn trong các hoạt động xã hội” – Thành viên CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội cho biết.

TS. Trần Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam, thành viên Ban cố vấn trao quà cho các đội thi
TS. Trần Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam, thành viên Ban cố vấn trao quà cho các đội thi

Trong không khí hòa đồng, sôi nổi và bình đẳng của cuộc thi, ranh giới giữa các bạn khiếm thị và các bạn sáng mắt đã bị xóa nhòa. Thông qua các câu hỏi, các phần hỏi đáp, những kiến thức về giới, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục… được truyền tới cho tất cả các bạn học sinh kể cả học sinh khiếm thị và không khiếm thị. 4 đội thị đã cống hiến những màn “leo núi” thú vị, dù về đích trước hay sau các bạn đều là những người chiến thắng và chạm tay tới đỉnh núi Olympia -  đỉnh núi của tri thức và lòng quả cảm.

“Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua chương trình các bạn sẽ được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để phòng chống bạo lực trên cơ sở giới nói chung và quấy rối tình dục nói riêng, tạo một môi trường an toàn hơn cho tất cả mọi người”- Anh Nguyễn Đức Nghị, thành viên CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội bày tỏ.

Học sinh TTGDTX Nguyễn Văn Tố, CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Học sinh TTGDTX Nguyễn Văn Tố, CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Diệu Thuần

“Nhịp đập yêu thương” – tri ân những đóng góp của người khuyết tật

“Nhịp đập yêu thương” – tri ân những đóng góp của người khuyết tật

Ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra chương trình “Nhịp đập yêu thương” nhằm tri ân những đóng góp của người khuyết tật đối với xã hội.