Mọi người đều có định nghĩa về một giáo viên giỏi trong đầu. Tương tự như vậy, trong lòng giáo viên cũng sẽ có một tiêu chí để “đo lường” học sinh và tiêu chí này không hoàn toàn dựa trên điểm số.
Tiểu Hồng (tên đã được thay đổi) là một nữ sinh có thành tích học tập rất xuất sắc. Tuy nhiên, nữ sinh này mắc một tật xấu là hay coi thường, thích so sánh với các bạn học khác. Cô bé thông minh nhưng cũng tự kiêu, thích được chú ý, thích trở thành tâm điểm của đám đông. Hơn nữa, cô bé còn thích đổ lỗi cho người khác, thậm chí nói dối. Cô bé chỉ có một người bạn thân duy nhất trong lớp.
Tiểu Minh (tên đã được thay đổi) là một nam sinh khác trong lớp. Điểm số của cậu bé chỉ ở tầm trung bình nhưng cậu bé rất ngoan ngoãn, tốt bụng, thích giúp đỡ người khác.
Ảnh minh họa |
Trong một lần lớp bầu chọn đại biểu học sinh, có hai suất, Tiểu Hồng được chọn nhờ thành tích xuất sắc, Tiểu Minh cũng được chọn do được các bạn trong lớp yêu mến. Cả hai được giáo viên gọi lên văn phòng để điền thông tin. Sau khi điền xong, cả hai chuẩn bị về lớp thì giáo viên bỗng có ý gọi Tiểu Minh lại, hỏi cậu có muốn ăn trái cây không vì cô có một quả táo. Tiểu Hồng vốn tưởng mình cũng có phần nhưng đến cuối cùng, giáo viên lại không hề đả động gì, điều này khiến Tiểu Hồng rất ghen tị.
Từ phản ứng của giáo viên, có thể thấy rằng trong tiềm thức, giáo viên thích Tiểu Minh hơn nên sẽ bất giác quan tâm đến cậu nhiều hơn. Nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại không rõ giáo viên thường thích những học sinh như thế nào, không ai muốn con mình rơi vào “blacklist” của giáo viên.
Một giáo viên với hơn 20 năm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đã thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh học giỏi song chưa chắc đã được thầy cô yêu mến.
Kiểu 1: Học sinh thích nói dối và viện cớ cho bản thân
Một số học sinh sau khi mắc lỗi không chủ động thừa nhận sai lầm của mình mà thay vào đó là “chiêu trò” với chính giáo viên của mình. Chúng sẵn sàng nói dối để bào chữa cho bản thân.
Ví dụ, nếu không làm bài tập, chúng sẽ cãi: “Hôm qua em phải đi học đàn piao nên quên làm, nhưng mà sáng nay em làm bù rồi, mỗi tội em quên mang đi”/ “Hôm qua em học bài nhiều quá nên quên mất có bài tập”...
Những học sinh như vậy chắc chắn sẽ không được giáo viên yêu thích, thậm chí còn khiến giáo viên thấy phản cảm.
Ảnh minh họa |
Kiểu 2: Học sinh thích so bì quá mức
Trong một môi trường lớn như trường học, điều khó tránh khỏi nhất là việc so sánh điểm số giữa học sinh. Việc xếp hạng phù hợp có thể giúp học sinh hiểu được vị trí gần đúng của mình và tạo động lực cho bản thân. Nhưng đối với một số học sinh thích so bì, những em thích cạnh tranh quá mức dù chỉ là vấn đề nhỏ, chúng sẽ so sánh với bạn bè cùng lớp ngay khi điểm số/ xếp hạng được công bố và tỏ ra khinh thường nếu điểm của người khác thấp hơn của mình. Thái độ này chắc chắn sẽ không tạo được cảm tình trong mắt giáo viên.
Kiểu 3: Học sinh EQ thấp, nói tục chửi bậy, xúc phạm người khác
Có một vài học sinh do bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hoặc do không khí gia đình nên kĩ năng giao tiếp rất kém, không biết trước sau trái phải, sẵn sàng buông lời khiếm nhã, xúc phạm người khác. Những học sinh như vậy có EQ thấp, khó giao tiếp, không chỉ làm bạn cùng lớp khó chịu mà chính giáo viên cũng dị ứng.
Đối với những học sinh như vậy, giáo viên thường giữ thái độ trung lập. Bởi dù sao thành tích học tập có tốt đến đâu mà đạo đức, nhân cách không tốt thì cũng khó mà được người khác yêu mến.
Kết
Tóm lại, các bậc phụ huynh cần quan sát xem con mình có mắc phải những tật xấu như kể trên hay không. Nếu có thì phải kịp thời sửa sai, giáo dục con đúng cách, để giáo viên tiếp nhận và các bạn cùng lớp quý mến con trở lại. Bởi xa hơn việc thầy không thương bạn không mến, các tật xấu này còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách cũng như tương lai của trẻ.
Hồ Ngọc Hà khoe ảnh 2 nhóc sinh đôi say mê chơi 1 món đồ chơi: Tra giá chỉ vài chục nghìn đồng mà giúp các bé học Toán tốt
Lisa và Leon có rất nhiều món đồ chơi giáo dục "ngon - bổ - rẻ".