Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng bên cạnh những vấn đề cơ bản vẫn được đánh giá qua các kỳ đại hội trước, thì lần này kết cấu văn kiện có sự đổi mới, bố cục chặt chẽ, nội dung từng vấn đề được tách riêng rõ ràng và có nhiều nội dung mới, điểm nhấn quan trọng.
Nội dung các văn kiện trình đại hội XIII, toàn diện đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong nhiệm kỳ đại hội XII; 10 năm thực hiện cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011); 10 năm thực hiện chiến lược chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011 - 2021); 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước,v.v.. Tuy nhiên, tham luận sẽ tập trung trao đổi một nội dung thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ được thể hiện trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII sắp tới.
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan-Phó hiệu trưởng Trường đại học Thương mại |
A. Đánh giá chung về nội dung thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ được thể hiện trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII:
Có thể nhận thấy vấn đề, lĩnh vực khoa học công nghệ được đề cập đến rất nhiều, bao trùm, xuyên suốt trong tất cả những nội dung được đề cập trong dự thảo các văn kiện đại hội XIII. Điều này chứng tỏ vai trò và tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện đại. (Điều này được Đảng khẳng định và nhấn mạnh ở các kỳ Đại hội trước, tuy nhiên trong dự thảo các văn kiện đại hội XIII thì nội dung này được đặc biệt nhấn mạnh. Khi đọc kỹ tất cả các mục, các nội dung trong dự thảo các văn kiện: Báo cáo chính trị của BCHTWĐ khóa XII trình Đại hội XIII; báo cáo 10 năm thực hiện cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011); 10 năm thực hiện chiến lược chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011 – 2021); 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước,v.v.. thì nội dung, lĩnh vực khoa học công nghệ luôn được đề cập thành vấn đề trọng tâm, trọng điểm và bao trùm lên các lĩnh vực khác (theo thống kê lĩnh vực khoa học công nghệ được đề cập đến tổng cộng hơn 30 trang trong gộp lại ở dự thảo các văn kiện Đại hội XIII). Điều này chứng tỏ tư duy của Đảng về vai trò khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội đã không ngừng bổ sung, phát triển để theo kịp với sự vận động, phát triển không ngừng của KHCN ngày nay và xu hướng phát triển của thời đại. vì vậy, tôi đánh giá rất cao về nội dung này được trình bày trong dự thảo văn kiện đại hội XIII.
Tiếp theo, ngoài việc đặc biệt nhấn mạnh vai trò động lực trong phát triển kinh tế xã hội của khoa học công nghệ, thì xuyên suốt trong dự thảo các văn kiên Đại hội XIII đã bổ sung thêm một điểm mới cực kỳ quan trọng, đó là gắn khoa học công nghệ với đổi mới sáng tạo và khẳng định vai trò của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là nguồn động lực mới, to lớn để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn.
Trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đều đặc biệt nhấn mạnh việc nâng tầm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cụ thể: ở các dự thảo đều xác định nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới thì KHCN và đổi mới sáng tạo đều được nâng lên ở nhiệm vụ trọng tâm thứ hai (các kỳ Đại hội XI, XII thì nằm ở nhiệm vụ thứ ba) đồng thời dự thảo các văn kiện cũng dành lưu lượng số dòng lớn hơn rất nhiều so với các kỳ đại hội trước chỉ dành một dòng để nói về khoa học công nghệ). Trong 3 đột phá chiến lược thì nội dung KHCN và đổi mới sáng tạo cũng là đột phá thứ hai nằm trong phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên nếu như trong các kỳ Đại hội XI, XII thì nội dung KHCN chỉ đề cập gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng KHCN thì dự thảo văn kiện Đại hội XIII đã tách riêng thành ý quan trọng và dành hơn 3 dòng chỉ nói về KHCN và đổi mới sáng tạo.
B. Đánh giá, góp ý riêng từng dự thảo văn kiện về lĩnh vực KHCN
I. Đối với Dự thảo Báo cáo chính trị:
1.1. Về Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XII và đánh giá chung về.
Đánh giá chung về 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới.
Nhìn chung đã báo cáo đã đánh giá rất sát những kết quả đạt được trên lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như chỉ ra những hạn chế, yếu kém về lĩnh vực này trong nhiệm kỳ Đại hội XII.
Tuy nhiên, Trung ương có thể cân nhắc bổ sung thêm kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện nền nông nghiệp nhiệt đới, gió mùa, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của bà con nông dân khu vực nông thôn (trong báo cáo chưa đề cập đến vấn đề này). Cũng như vậy ở trang 11 phần hạn chế trong lĩnh vực khoa học công nghệ mặc dù chỉ ra rất nhiều (tương ứng với thành tựu) nhưng chưa đề cập đến hạn chế đầu tư khoa học công nghệ cho lĩnh vực nông nghiệp còn quá ít, các ngành, các cấp chưa thực sự chú trọng đến vấn đề ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, vì vậy, Trung ương có thể cân nhắc bổ sung thêm vấn đề này.
1.2. Về tầm nhìn, định hướng phát triển
Đồng ý với dự báo, quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển mà Trung ương đưa ra trong dự thảo.
1.3. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Nhìn chung xuyên suốt các nội dung còn lại của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững chưa thấy Trung ương đề cập đến vấn đề tập trung, ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, điều kiện và nguồn lực của đất nước. Vì vậy, đề nghị Trung ương bổ sung thêm nội dung này trong các mục của báo cáo chính trị liên quan đến thúc đẩy, phát huy vai trò động lực và then chốt của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội.
1.4. Những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Đồng ý với nhiệm vụ và đột phá chiến lược về khoa học công nghệ trong dự thảo báo cáo.
II. Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030
2.1. Đánh giá về kết quả đạt được cũng như hạn chế yếu kém về trong lĩnh vực khoa học công nghệ
- Đồng ý với đánh giá về kết quả đạt được cũng như hạn chế yếu kém về trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Đặc biệt là những thành tựu về đổi mới sáng tạo; giá trị sản phẩn công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao tăng khá cao từ 26% lên trên 40% từ năm 2010 đến 2019.
- Hạn chế, yếu kém chưa chỉ ra được yếu kém trong nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt thiếu những nghiên cứu, phát minh mới đưa vào trong sản xuất, đề nghị Trung ương bổ sung thêm nội dung này, ứng dụng trong thực tế không cao.
- Chưa chỉ ra lỗ hổng, hạn chế trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn: đầu tư nhiều ngân sách nhưng hiệu quả ứng dụng trong thực tế không cao, không có tính ứng dụng.
- Chưa đề cập đến khoa học lý luận chính trị (kết quả đạt được cũng như hạn chế, yếu kém của lĩnh vực này).
2.2. Về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 -2030
+ Đồng ý nhận định bối cảnh, quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược và đột phá chiến lược về khoa học công nghệ trong dự thảo báo cáo.
+ Về phương hướng nhiệm vụ giải pháp trong phát triển kinh tế xã hội.
Mục 2. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế (trang 46,47,48).
Dự thảo báo cáo mới chỉ tập trung đến lĩnh vực khoa học ứng dụng; khoa học xã hội nhân văn… không đề cập đến khoa học lý luận chính trị…
Lực lượng phụ nữ góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
Đông đảo các nhà khoa học nữ, nữ doanh nhân, nữ trí thức, các chuyên gia và hội viên phụ nữ đã tham gia hội thảo.