Trong bộ phim đang chiếu trên Netflix Da 5 Bloods của đạo diễn Spike Lee, diễn viên Việt Nam Ngô Thanh Vân đảm nhận vai Hannah Hanoi.
Đạo diễn Spike Lê là đạo diễn nổi tiếng của Hollywood, từng giành tượng vàng Oscar. Nội dung phim Da 5 Bloods kể về nhóm cựu chiến binh Mỹ trong chuyến hành trình quay trở lại Việt Nam để đi tìm hài cốt người chỉ huy đã qua đời, đồng thời tìm lại kho báu mà họ từng chôn cất trước đây.
Bối cảnh Việt Nam trong phim được ghi hình tại Việt Nam và dựng giả cảnh ở Thái Lan. Ngoài Ngô Thanh Vân, phim còn có sự góp mặt của Johnny Trí Nguyễn với vai hướng dẫn viên du lịch, đồng hành cùng nhân vật chính.
Ngô Thanh Vân làm việc cùng đạo diễn Spike Lee. |
Vai diễn của Ngô Thanh Vân là Hannah Hanoi - tên gọi mà lính Mỹ đặt cho nữ phát thanh viên Việt Nam Trịnh Thị Ngọ - người đã lên sóng Đài TNVN để kêu gọi lính Mỹ đào ngũ.
Bà Trịnh Thị Ngọ được coi là một tiếng nói tuyên truyền, người tiếp cận tới các quân nhân Mỹ khắp miền Nam Việt Nam thông qua sóng phát thanh. Bà từng tiếp cận và thuyết phục lính Mỹ để họ hiểu rằng cuộc chiến tranh này là vô nghĩa, đã đến lúc họ cần phải giã từ vũ khí, trở về quê hương.
Bà Ngọ rất giỏi tiếng Anh, người ta thường nói rằng dù không sinh ra ở nước ngoài nhưng bà còn nói thứ ngôn ngữ này hoàn hảo hơn cả tưởng tượng.
Bà Trịnh Thị Ngọ khi còn trẻ. |
"Chào các chàng lính Mỹ vô danh. Tôi thấy có vẻ như hầu hết các anh được cung cấp rất ít thông tin về diễn biến của cuộc chiến, lại càng không được một lời giải thích đúng đắn về sự hiện diện của các anh ở đây. Không có gì mơ hồ bằng việc được lệnh dấn thân vào một cuộc chiến để bị chết hoặc bị thương tật cả đời mà không có lấy một ý niệm mờ nhạt nhất về chuyện gì đang xảy ra” (theo Hanoi Hannah, 16/6/1967).
Đây là trích dẫn một trong những đoạn văn (đã được dịch sang tiếng Việt) mà phát thanh viên Trịnh Thị Ngọ thường đọc.
Bà Trịnh Thị Ngọ là người con của vùng đất Hà Thành, sinh năm 1931. Gia đình bà từng sở hữu một xưởng chế tác thủy tinh lớn nhất Việt Nam thời điểm đó.
Từ nhỏ bà đã có niềm đam mê với những bộ phim Mỹ, có những phim bà xem đi xem lại 5, 6 lần mà không chán, đây cũng chính là cơ hội để bà học tiếng Anh rất chăm chỉ. Lớn lên, bà thi đậu tú tài Pháp và sau đó học tiếng Anh do cô giáo có tên là Hà Văn Vượng dạy. Bà vào Đài TNVN vào năm 1955 và bắt đầu lên sóng hướng đến lính Mỹ vào năm 1965.
Nhờ lối nói tiếng Anh với âm điệu chính xác và vốn từ vựng phong phú, bà nhanh chóng được giao việc đọc tin tức cho các nước nói tiếng Anh ở châu Á.
Thời gian đầu, khi lực lượng bộ binh Mỹ, Thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965, VOV đặt trụ sở ở miền Bắc và bắt đầu phát sóng các nội dung tuyên truyền, bà Trịnh Thị Ngọ với vốn tiếng Anh thành thạo của một cô sinh viên vừa tốt nghiệp khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đã trở thành phát thanh viên kiêm biên dịch và biên tập viên của đài.
Bà được phân công thực hiện chương trình Mỹ vận, một chương trình dành cho lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam mang tên Chuyện nhỏ với binh sĩ Mỹ. Bà Ngọ là người đã giúp họ có cái nhìn đúng đắn về cuộc chiến tranh Mỹ ở Việt Nam và gắn liền với chương trình phát thanh cho các binh sĩ Mỹ. Chương trình của bà nhanh chóng được tăng thời lượng lên 30 phút và phát sóng ba lần mỗi ngày.
Bản thân bà Ngọc cũng là một nguồn tin, bà từng công bố tin tức gây sốc nhất trong chiến tranh Việt Nam đó là cuộc thảm sát hàng trăm dân thường ở Mỹ Lai năm 1968. Sau đó, bà đã đọc được chính xác địa điểm và nói về số thương vong mặc dù bà không xác định được sư đoàn nào của Mỹ tham gia vào vụ việc.
Bà Ngọ lấy tên khác là Thu Hương. Trong Gặp lại Hannah Hà Nội của Lê Thị Thái Hòa, bà từng tâm sự về cái tên của mình: "Cái tên Trịnh Thị Ngọ có hai dấu nặng nên rất khó đọc với những người nói tiếng Anh. Đài TNVN khi đó đề nghị tôi chọn một cái tên dễ đọc hơn. Tôi đã chọn tên Thu Hương vì Thu Hương là tên một cô bạn gái rất thân. Sau này, tôi chọn tên cô ấy cho cả con gái của mình".
Bà Ngọ trong mắt lính Mỹ được đánh giá là người có giọng nói mang đến nhiều cảm xúc khác nhau từ sợ hãi, căm ghét, nhớ nhung... thế nhưng chẳng ai có thể phủ nhận rằng giọng nói đó thực sự hấp dẫn. Nhiều người trong số lính Mỹ được nghe bà Ngọ nói đã thực sự đứng lên chống lại cuộc chiến tranh vô nghĩa để được về quê hương.
Trong bài viết về Hanoi Hannah đăng trên Guardian (Anh), tác giả đã hỏi bà Ngọ có căm ghét lính Mỹ không, bà nói: "Khi bom rơi ở Hà Nội, tôi đã rất giận dữ. Đối với người Việt Nam, Hà Nội là một vùng đất thiêng. Nhưng kể cả khi đó, khi tôi nói với những người lính Mỹ, tôi vẫn luôn cố gắng bình tĩnh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy gay gắt với người Mỹ trên góc độ một dân tộc. Tôi chưa bao giờ gọi họ là kẻ thù, chỉ gọi là đối phương".
Bà Ngọ cũng từng nói về chiến tranh đã qua bằng tất cả thiện chí của một người thấu hiểu và yêu thương đồng loại: "Chuyện đã qua, ta hãy để nó qua.Hãy bước đi và trở thành bè bạn. Sẽ có rất nhiều lợi ích nếu chúng ta có thể là bạn bè với nhau. Chẳng có lý do gì để là kẻ thù hết".
Bà Trịnh Thị Ngọ mất ngày 30/9/2016, hưởng thọ 85 tuổi. Bà được an táng tại Long Trì, Châu Thần, Long An, bên cạnh chồng.
Dù đã qua nhiều thập kỷ, những câu chuyện của bà Ngọ vẫn được nhắc đi nhắc lại, không những vậy còn là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim. Bà không phải là một ngôi sao nổi tiếng nhưng tên tuổi của được nhiều tờ báo nước ngoài (The New York Times, Life, L'Hebdo, People) và được coi là một huyền thoại trong lịch sử.
Kế hoạch sử dụng Thế vận hội mùa Đông để quảng bá đồng e-CNY của Trung Quốc có thể bị ‘phá sản’?
Trung Quốc đã lên kế hoạch để quảng bá rộng rãi đồng tiền kỹ thuật số (e-CNY) của mình ra thế giới thông qua Thế vận hội mùa Đông sẽ diễn ra vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ “phá sản” vì nhiều lý do khác nhau.