Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã chính thức ra đời, đánh dấu một bước tiến chiến lược, khẳng định vai trò then chốt của khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
![]() |
Khoa học, công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội - bền vững. Ảnh: tapchicongthuong.vn |
Yêu cầu cấp thiết tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, KHCN, ĐMST và chuyển đổi số (CĐS) đang trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia. Việt Nam, với khát vọng vươn mình, không thể đứng ngoài cuộc chơi. Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời như một sự khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc biến KHCN, ĐMST và CĐS thành động lực chính cho sự phát triển đất nước.
Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc ứng dụng và phát triển KHCN, song vẫn còn tồn tại những hạn chế. Tốc độ và sự bứt phá còn chậm, quy mô và tiềm lực KHCN còn khoảng cách xa so với các nước phát triển. Nhận thức về CĐS chưa đồng đều và sâu sắc trong các cấp, ngành và người dân.
Để giải quyết những thách thức này, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, cùng với 7 nhóm giải pháp và các khâu tổ chức thực hiện. Đặc biệt, việc Tổng Bí thư Tô Lâm đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực này.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ gắn với sắp xếp bộ máy
Tại phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã biểu dương những kết quả tích cực đạt được sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết, đồng thời nhấn mạnh những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục. Trong quý 2 năm 2025 và thời gian tới, Tổng Bí thư yêu cầu gắn việc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW đồng bộ với quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và đảm bảo nguồn lực triển khai Nghị quyết là yêu cầu cấp thiết. Đồng thời, cần xây dựng, hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, phát triển các khu công nghệ cao và các công nghệ chiến lược, thiết lập sàn giao dịch công nghệ và mạnh dạn ứng dụng các sản phẩm, giải pháp KHCN vào thực tiễn.
Để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc triển khai Nghị quyết, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Đảng ủy Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan. Theo đó, cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến KHCN, ĐMST và CĐS, như Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Ngân sách, Luật Năng lượng nguyên tử và một số các luật liên quan theo Nghị quyết số 193/2025/NQ-QH15 của Quốc hội.
Đồng thời, cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các luật khác như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu... nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Xác định công nghệ trí tuệ nhân tạo là công nghệ mũi nhọn đột phá
Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghệ, dữ liệu và ứng dụng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc xác định công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mũi nhọn đột phá. Cần xây dựng, hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G trên toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh và sớm đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.
Đồng thời, cần tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, sản phẩm chip chuyên dụng đột phá thế hệ mới, hoàn thiện thể chế và thành lập quỹ đầu tư cho phát triển KHCN, ĐMST và CĐS.
Tổng Bí thư cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS. Cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đào tạo nhân lực tại các trường đại học và nghiên cứu triển khai mô hình kết hợp trường đại học, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở sản xuất.
![]() |
Cơ sở giáo dục đại học là nơi đào tạo nhân lực trực tiếp cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ảnh: Viện khoa học môi trường và xã hội |
Để đảm bảo việc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW được đồng bộ và hiệu quả trên toàn quốc, Tổng Bí thư yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
"Chỉ có KHCN, ĐMST mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới," Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Việc triển khai thành công Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ là chìa khóa vàng giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đất nước, vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng: Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số để phát triển đất nước
Sáng 18/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.