Adam (22 tuổi) là sinh viên ngành Marketing tại một trường đại học công lập tại Mỹ. Bước chân vào thị trường lao động vào đúng thời điểm kinh tế khó khăn, Adam vô cùng chật vật trong quá trình tìm kiếm việc làm. Anh chàng đã rải CV xin việc khắp nơi nhưng không đâu phản hồi. May mắn, Adam đã vượt qua "vòng gửi xe" để đến vòng phỏng vấn cho vị trí nhân viên Marketing ở một công ty công nghệ.
Giống như bao buổi phỏng vấn khác, Adam bắt đầu với những câu hỏi về thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Trong đó, HR có hỏi Adam rằng: "Tại sao bạn phù hợp với vị trí này?". Vốn là câu hỏi quen thuộc trong mọi buổi phỏng vấn xin việc, nên Adam trả lời rất tự tin. Thậm chí, anh chàng còn kể lể chi tiết đến mức quá dài dòng về những điểm mạnh mà bản thân đang sở hữu.
Kết thúc buổi phỏng vấn, Adam khá chắc mình sẽ được tuyển dụng nhưng sau một tuần chờ đợi, anh chàng không khỏi bất ngờ khi mình không nằm trong danh sách trúng tuyển với lý do "bạn không phù hợp với văn hóa, cũng như đáp ứng được những yêu cầu của công việc". Vậy chuyện gì đang xảy ra với Adam, nam ứng viên này đã mắc lỗi sai gì trong quá trình phỏng vấn xin việc?
Ảnh minh họa |
Về trường hợp này, Simon Taylor - cựu HR của Disney chia sẻ cấu trúc của một cuộc phỏng vấn việc làm thường bao gồm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên có thể là cuộc trò chuyện kiểu "thân tình" kéo dài 15 phút với nhà tuyển dụng. Tại đây, họ sẽ đưa ra một loạt câu hỏi quen thuộc như: Tại sao bạn phù hợp với vị trí này? Bạn sẽ xử lý những tình huống nhất định trong công việc như thế nào? Bạn mong muốn sự nghiệp của mình ở đâu trong vài năm tới?...
Khi trả lời những câu hỏi này, Simon Taylor cho rằng "sự ngắn gọn chính là chìa khóa thành công" và chúng ta nên trả lời chúng trong vòng 1 phút là đủ. Dưới đây chính là lý do.
1. "Thể hiện sự tôn trọng" đối với người phỏng vấn
HR thường khá bận rộn, có khi họ phải phỏng vấn lên đến 4-5 ứng viên một ngày. Đó còn chưa kể đến việc họ phải sàng lọc hồ sơ xin việc của hàng trăm, hàng nghìn ứng viên cho mỗi vị trí tuyển dụng. Thử hỏi họ làm gì có nhiều thời gian để dành ra cho bạn.
Simon Taylor cho rằng, khi trả lời những câu hỏi chào đầu trên theo phong cách ngắn gọn súc tích, điều đó ngầm thể hiện bạn đang tôn trọng đối với HR. Vậy nên, thay vì nói dài, nói dai nhưng không đúng trọng tâm, bạn sẽ nên chắt lọc để đưa ra những thông tin phù hợp nhất cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Thậm chí, việc nói lan man trong tình huống này cũng cho thấy bạn có EQ thấp.
Ảnh minh họa |
2. Gợi mở những điều đặc biệt về bạn
Nhà tuyển dụng luôn muốn nghe những câu trả lời chứng minh được tại sao bạn phù hợp với vị trí công việc mà bản thân đang ứng tuyển. Ngoài ra, những điều đặc biệt mà khiến bạn khác biệt so với số đông ứng viên còn lại cũng là điều mà HR quan tâm đấy.
Taylor chia sẻ: "Hãy gợi mở cho họ về những điều khác biệt mà bạn đã từng làm liên quan đến trải nghiệm công việc, từ đó khiến họ hào hứng để tìm hiểu sâu hơn. Những thành tích nổi bật mà bản thân từng đạt được, những điều khái quát nhất về các vai trò trước đây mà bản thân bạn từng đảm nhận - những điều này sẽ giúp làm nổi bật chuyên môn của bạn".
Hỏi ngược nhà tuyển dụng câu hỏi này, ứng viên bị loại ngay lập tức, chuyên gia nói: Như vậy là quá dại!
Bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng câu hỏi này trong quá trình phỏng vấn.