Vào năm 1474, lần đầu tiên có khái niệm về bằng độc quyền sáng chế tại Venice. Bằng độc quyền sáng chế ghi nhận sự sáng tạo của cá nhân là người tạo ra giải pháp kỹ thuật, về bằng độc quyền sáng chế, vào thế kỷ thứ 17 tại nước Anh đã ban hành Đạo luật về Đặc quyền vào năm 1642, là văn bản pháp luật đầu tiên quy định điều kiện cấp bằng độc quyền cho giải pháp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn là sáng chế. Việc bảo hộ bằng độc quyền sáng chế trong một thời hạn nhất định.
Vào năm 1710, tại nước Anh, một đạo luật có tên là Anne đã được Quốc hội nước này thông qua, quyền tác giả được thừa nhân theo đạo luật này. Quy định quyền của tác giả khi còn sống và quyền của người thừa kế của tác giả được độc quyền tái bản sách đã in trong thời hạn 14 năm kể từ khi sách được xuất bản lần đầu tiên. Kế theo nước Anh và nước Pháp có quy định bằng độc quyền sáng chế, quy định quyền của người sáng chế được bảo hộ từ năm 1791.
Bằng độc quyền sáng chế được cấp ở các nước có nền sản xuất công nghiệp phát triển, nhằm tạo điều kiện cho những cá nhân có khả năng bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra các sản phẩm trí tuệ là giải pháp kỹ thuật và giải pháp này được áp dụng vào sản xuất tạo ra hàng hóa, sản phẩm vật chất nhanh hơn, đẹp hơn.
Vào năm 1788, tại Hoa Kỳ, Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định bằng độc quyền sáng chế, điều kiện cấp Bằng bảo hộ cho người tạo ra sản phẩm trí tuệ là sáng chế.
Vào năm 1877, nước có nền công nghiệp phát triển như nước Đức, luật quy định về bằng độc quyền sáng chế được ban hành. Đạo luật này nhằm khuyến khích cá nhân có năng lực sáng tạo, có động lực sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ nhằm cải tiến và thay đổi công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của giai đoạn trước đó.
Việc cấp bằng độc quyền sáng chế được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, đặc biệt vào thế kỷ XIX, một loạt các nước ban hành luật để bảo hộ bằng độc quyền sáng chế cho các sản phẩm trí tuệ có tính mới, tính sáng tạo và áp dụng được vảo sản xuất tạo ra hàng hóa mới. Những nước có Luật Bảo hộ bằng sáng chế độc quyền thời kỳ này phải kể đến là Italia ban hành Luật Bảo hộ sáng chế độc quyền vào năm 1859, Tây Ban Nha vào năm 1878, Thụy Điển vào năm 1884, Bồ Đào Nha vào năm 1896, Canada vào năm 1886, Brazin vào năm 1882, Mêhicô vào năm 1890, Nam Phi vào năm 1896; Ấn Độ và Nhật Bản là hai nước châu Á ban hành Luật Bảo hộ sáng chế độc quyền vào năm 1888. Tuy nhiên, bằng độc quyền sáng chế không phải quốc gia nào cũng coi là một giải pháp tốt nhất trong việc bảo hộ quyền của cá nhân tạo ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ đạt tiêu chuẩn là sáng chế và tác giả được cấp bằng sáng chế độc quyền. Hà Lan là một quốc gia đã hủy bỏ luật về bằng độc quyền sáng chế vào năm 1869 cho đến năm 1910, việc cấp bằng độc quyền sáng chế mới lại được áp dụng tại quốc gia này.
Những giải pháp kỹ thuật được cấp văn bằng độc quyền sáng chế thường dễ bị chiếm đoạt, bởi vì các sản phẩm trí tuệ được công nhận và được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng dễ bị chiếm dụng. Nếu chỉ bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, thì nguy cơ sáng chế bị đánh cắp là không nhỏ, cho nên việc bảo hộ sáng chế cần được mồ rộng trên phạm vi quốc tế. Do có nhiều nguy cơ sáng chế bị lấy cắp về nội dung giải pháp được tạo ra bởi con người, cho nên quyền của người sáng tạo ra các giải pháp đó cần được bảo hộ không những trong một quốc gia, mà còn cần được bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, Công ước Paris về việc bảo hộ công nghiệp được ban hành vào năm 1883. Công ước này đã là công cụ bảo hộ cho cá nhân tạo ra sáng chế ở một quốc gia còn được bảo hộ tại những quốc gia khác. Cùng với việc mở rộng không gian bảo hộ sáng chế trên phạm vi thế giới là việc các quốc gia công nhận lẫn nhau đối với các giải pháp kỹ thuật là sáng chế, Công ước Berne năm 1886 được thông qua nhằm bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Các hình thức thông thường nhất của sở hữu trí tụê đó là: Bằng độc quyền sáng chế (sáng chế); Nhãn hiệu hàng hoá; Quyền tác giả và Quyền liên quan
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, được thành lập vào năm 1967. Mục tiêu chính của WIPO là đẩy mạnh hoạt động trí tuệ sáng tạo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ sang các nước đang phát triển, nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá. WIPO cũng khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới1. Hiện nay, WIPO có 188 thành viên và quản lý 23 hiệp ước quốc tế, với trụ sở chính tại Genève, Thụy Sĩ. Tổng giám đốc đương nhiệm là ông Francis Gurry1. Vatican và hầu hết các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đều tham gia vào WIPO, tuy nhiên, một số quốc gia và vùng lãnh thổ không tham gia bao gồm Kiribati, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru, Palau, Palestine, Cộng hòa Sahrawi, Quần đảo Solomon, Đài Loan, Đông Timor, Tuvalu và Vanuatu1. WIPO đã đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và khuyến khích sự phát triển của sáng tạo và trí tuệ trên toàn thế giới.
Sở hữu trí tuệ và nền kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức và quyền sở hữu trí tuệ luôn đi song hành với nhau.