Mùa cưới chạm ngõ, bạn đã biết cách phân biệt kim cương thật và nhân tạo?

Nhẫn cưới kim cương đang là lựa chọn của nhiều cặp đôi, thế nhưng kim cương nhân tạo hay kim thật thì người dùng khó phân biệt được.

Nhận biết kim cương thật qua tiêu chuẩn 4c

Mùa cưới chạm ngõ, bạn đã biết cách phân biệt kim cương thật và nhân tạo?

Theo viện đá quý Mỹ, một viên kim cương sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C dựa trên 4 đặc tính vật lý: Màu sắc (color), độ trong suốt (clarity), cách cắt (cut) và khối lượng (carat).

Màu sắc và tạp chất: Theo tiêu chuẩn của GIA, viên kim cương sẽ không có màu sắc, trong suốt như 1 giọt nước tinh khiết. Đặc biệt, viên kim cương màu vàng nhạt rất hiếm và có giá trị cao.

Nhìn sâu vào bên trong viên kim cương giống như nhìn vào một quả cầu pha lê, khi nhìn vào bên trong viên kim cương, bạn sẽ thấy những phần tử thiên nhiên và các chứng tích của nó. Kim cương thiên nhiên luôn có một cái gì bên trong.

Mùa cưới chạm ngõ, bạn đã biết cách phân biệt kim cương thật và nhân tạo?

Với kính hiển vi phóng đại 1200 lần, bạn sẽ thấy những tạp chất rất nhỏ bên trong. Vì vậy, nếu bạn đặt viên kim cương dưới mắt thường và nhìn từ cạnh này sang bên kia (không nhìn thẳng từ trên xuống dưới hay dưới lên trên), bạn sẽ không thể nhìn xuyên một cách rõ ràng vì các tạp chất ngăn cản ánh sáng. Và nếu bạn nhìn xuyên qua được, nó là kim cương giả. Chỉ có kim cương giả mới hoàn hảo không lẫn tạp chất. Tuy nhiên, khi nhìn xuyên qua mặt kính, kim cương thật sẽ có độ lấp lánh hơn kim cương giả nhiều lần.

Giác cắt hay cách cắt: Kim cương rất cứng đạt 10/10 điểm thang độ cứng Mohs, nhờ đó mà có độ bóng rất cao. Khi kiểm tra giác cắt có vẻ mỏng hơn thực tế, nguyên nhân là do kim cương có độ triết xuất cao, những chất giả không có cảm quan thu ngắn đến mức độ rõ rệt như thế. Khi quan sát qua kính lúp đường tiếp giáp giữa hai giáp cắt của kim cương rất sắc sảo, sắc cạnh, kim cương giả có đường tiếp giáp mờ, không sắc cạnh, bị cong hay bo tròn.

Khối lượng: Về hình thức, đá Cubic Zicornia - CZ trong giống như kim cương, nhưng thật sự nó là vật liệu có trọng lượng riêng lớn hơn, đá CZ nặng hơn gần 1,7 lần so với 1 viên kim cương có cùng thể tích. Bạn có thể so sánh viên đá với 1 viên kim cương thật cùng kích thước bằng 2 lòng bàn tay, bạn sẽ nhận được sư khác nhau về trọng lượng này. Viên nào nặng hơn sẽ là đá CZ.

Kiểm tra đường truyền của ánh sáng qua kim cương

Mùa cưới chạm ngõ, bạn đã biết cách phân biệt kim cương thật và nhân tạo?

Kiểm tra bằng đọc chữ: đặt viên kim cương lên một tờ báo, nếu bạn có thể đọc xuyên qua và những chữ cái bị xiên do hiệu ứng ánh sáng nhưng vẫn rõ nét thì đó là kim cương giả. Kim cương thật có những cấu trúc phức tạp mà không dễ dàng để cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn, nó sẽ khiến cho ảnh truyền đi bị mờ hơn.

Kiểm tra độ cứng của trang sức kim cương

Kiểm tra bằng giấy nhám: Kim cương là chất cứng nhất mà chúng ta biết đến. Sẽ là không thể khi ta cố gắng làm trầy một viên kim cương thiên nhiên. Vì thế bạn hãy kiểm tra độ thật giả của kim cương bằng cách lấy giấy nhám chà lên bề mặt. Nếu kim cương bị trầy, thì nó là hàng giả.

Kiểm tra tính giữ nhiệt của trang sức kim cương

Mùa cưới chạm ngõ, bạn đã biết cách phân biệt kim cương thật và nhân tạo?

Làm "thí nghiệm sương mù”: Hà hơi vào trang sức kim cương giống như cách làm "mờ sương" gương trong phòng tắm. Viên kim cương giả sẽ bị mờ trên bề mặt trong một quãng thời gian ngắn, còn kim cương thật do không giữ nhiệt nên không bị mờ.

Trên đây là một số phương pháp nhận biết kim cương thật bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng thực hiện. Chúc các bạn lựa chọn được món trang sức kim cương ưng ý trong mùa cưới này.

DƯƠNG THỤY(t/h)

Mẹo chọn trang sức cưới lung linh cho các cô dâu

Mẹo chọn trang sức cưới lung linh cho các cô dâu

Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn nữ trang ngày cưới sao cho thật đẹp và phù hợp nhất? Đây sẽ là vài gợi ý thích hợp cho bạn.