Một người đàn ông liên tục uống rượu từ ngày 1/1 đến ngày 9/1 đã rơi vào trạng thái hôn mê, nguy kịch. Ngày 10/1, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người bệnh hôn mê sâu, tụt huyết áp, suy hô hấp, đồng tử giãn, nhiễm toan chuyển hóa (tình trạng nhiễm acid trong máu) nặng, đường huyết 0,6 mmol/l, trong khi chỉ số bình thường là 4mmol/l.
Sau một ngày điều trị hồi sức tích cực, lọc máu cấp cứu, người bệnh vẫn hôn mê, huyết áp tiếp tục giảm, tiên lượng tử vong khoảng 50%.
Bác sĩ Nguyên cho biết thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca ngộ độc rượu. Người bệnh trong độ tuổi lao động, thường uống nhiều rượu gây hạ đường huyết. Nhiều trường hợp đến viện muộn, quá nguy kịch, không thể điều trị.
Theo bác sĩ Nguyên, người uống rượu thường không ăn tinh bột, bổ sung đạm trong quá trình uống, sau đó đi ngủ ngay nên bị giảm đường huyết nặng, có thể tử vong do hạ đường huyết, không có năng lượng dự trữ.
Bác sĩ khuyến cáo không uống rượu để phòng tránh ngộ độc, cần ăn thêm tinh bột hoặc uống nước trái cây, nước canh, nước cháo loãng... Dấu hiệu ngộ độc là hỏi, nói hạn chế, không thể đi lại, lơ mơ, thở khò khè, chậm chạp. Khi đó, cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.
'Mối tình' Trung Quốc với rượu vang Úc kết thúc trong lộn xộn
Cuộc tấn công của Trung Quốc vào ngành công nghiệp rượu vang của Úc đang trở thành vấn đề nổi cộm mà các thị trường Mỹ, Anh khó xoa dịu được.