Nhà khoa học Việt đầu tiên được vinh danh Giải thưởng TechWomen 100 Vương quốc Anh

Trong số các gương mặt được vào danh sách này qua các năm, TS Linh là nhà khoa học Việt đầu tiên.

Tối 21/11 (giờ địa phương) đã diễn ra Lễ trao giải TechWomen 100 của Anh tại trung tâm hội nghị Queen Elizabeth II ở London.

TS Nguyễn Thụy Bá Linh từ đại học UCL (University College London) đã trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên giành giải thưởng này nhờ những đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô và chữa lành vết thương. Cô cũng dẫn dắt nhiều dự án công nghệ sinh học quan trọng, gồm công nghệ vật liệu tái tạo xương và da.

Giải thưởng TechWomen 100 tôn vinh các nhà lãnh đạo nữ tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ, có thành tựu xuất sắc và tầm ảnh hưởng cộng đồng tại Vương quốc Anh. Giải thưởng bao gồm các hạng mục vinh danh nhà vô địch cấp cao, các nhà vận động toàn cầu, các công ty tiên phong và các mạng lưới hỗ trợ phát triển nghề nghiệp của phụ nữ trong công nghệ.

  TS Nguyễn Thụy Bá Linh.

TS Nguyễn Thụy Bá Linh.

TechWomen 100 còn hỗ trợ họ sau đó với chương trình phát triển toàn diện thông qua hoạt động đào tạo tại các trường kinh doanh, những cơ hội chia sẻ và kết nối với cộng đồng khoa học.

TS Linh hiện đang là giảng viên Vật liệu sinh học tại Viện Nha khoa Eastman, đại học UCL. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM năm 2003. Cô nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Soonchunhyang, Hàn Quốc, sau đó gia nhập Viện Kỹ thuật Y sinh, Đại học Oxford với vai trò nghiên cứu viên sau tiến sĩ, theo đuổi hướng nghiên cứu quan trọng trong kỹ thuật y sinh và tái tạo mô. 

Cô đã cùng cộng sự phát triển công nghệ liên quan đến hạt polycaprolactone quy mô lớn nhằm thu hoạch tế bào gốc. Nghiên cứu được cấp bằng sáng chế và cấp phép thành công thương mại ra thực tiễn. Cô giành được giải thưởng Nghiên cứu viên sau tiến sĩ xuất sắc của Khoa tại trường Oxford năm 2017 nhờ vào nghiên cứu này.

Năm 2019, TS Linh trở thành giảng viên ngành Vật liệu sinh học tại Viện Nha khoa Eastman,(UCL). Cô đã thực hiện nhiều dự án quan trọng về công nghệ vật liệu tái tạo xương và da.

Trong thời gian làm việc tại Oxford, Bá Linh giành giải thưởng Nghiên cứu sinh sau Tiến sỹ xuất sắc với việc phát triển công nghệ được cấp bằng sáng chế liên quan đến hạt polycaprolactone để thu hoạch tế bào gốc.

Năm 2019, TS Linh trở thành giảng viên vật liệu sinh học tại Viện Nha khoa Eastman, Đại học UCL, giảng dạy về y học nano, ứng dụng kỹ thuật y sinh và khoa học lâm sàng, đồng thời hướng dẫn các nghiên cứu sinh bậc thạc sỹ và tiến sỹ. Cô nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu sinh học cho tái tạo mô, hệ thống phân phối thuốc, polymer phản ứng nhiệt cho việc mở rộng và thu hoạch tế bào gốc.

Cô đã công bố hơn 50 bài báo khoa học được bình duyệt, hai chương sách, và hai bằng sáng chế, và là biên tập viên của một số tạp chí khoa học uy tín như tạp chí Ứng dụng vật liệu sinh học, Kỹ thuật sinh học…

Bên cạnh nghiên cứu học thuật, cô còn là nhà sáng lập và CEO SmileScaff, công ty chuyên phát triển các công nghệ vật liệu tiên tiến nhằm tăng tốc quá trình chữa lành vết thương và tái tạo mô. SmileScaff kết hợp các vật liệu sinh học tiên tiến với các ứng dụng y tế thực tiễn, nhằm cách mạng hóa kỹ thuật mô.

Cô giữ chức vụ Chủ tịch Vietnam Young Academy từ năm 2021-2023 và tham gia cố vấn cho các nhà khoa học trẻ, các start-up công nghệ thông qua Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland.

PV/Tổng hợp

60 báo cáo khoa học tham gia Hội nghị Nữ khoa học lần thứ III-2023

60 báo cáo khoa học tham gia Hội nghị Nữ khoa học lần thứ III-2023

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Hội NTT VN phối hợp với ĐH Phenikaa tổ chức 3 Hội thảo chuyên đề trước thềm Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ III