Những nguyên nhân nghi ngờ làm trẻ em ngày càng dậy thì sớm

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu vai trò của béo phì, hóa chất và căng thẳng.

Dậy thì sớm hơn có thể có những tác động có hại, đặc biệt là đối với các bé gái như làm nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, lạm dụng chất kích thích và các vấn đề tâm lý khác cao hơn so với các bạn đồng trang lứa. Những cô gái có kinh sớm hơn cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung khi trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu cũng đang điều tra những ảnh hưởng tiềm ẩn khác, bao gồm các hóa chất có trong một số loại nhựa và do căng thẳng, do lối sống. Đặc biệt họ cũng đã có báo cáo về sự gia tăng các trường hợp dậy thì sớm trong thời kỳ đại dịch.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

TS. Anders Juul đã công bố hai nghiên cứu gần đây về hiện tượng này cho biết: "Chúng tôi đang thấy những thay đổi rõ rệt này ở trẻ con và không rõ cách để ngăn chặn điều đó xảy ra. Chúng tôi không biết nguyên nhân cho hiện tượng này."

Trong thời kỳ đại dịch, nhiều bác sĩ nội tiết nhi khoa trên toàn thế giới nhận thấy rằng các trẻ em gái được giới thiệu đến dậy thì sớm hơn đang tăng lên.

Tiến sĩ Paul Kaplowitz, giáo sư danh dự về nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Washington cho biết: "Tôi đã hỏi các đồng nghiệp của mình trên khắp đất nước và một số người cho biết họ thấy một xu hướng tương tự. Không rõ xu hướng này là do căng thẳng gia tăng, lối sống ít vận động hơn hay do cha mẹ có nhiều thời gian ở gần con cái để nhận ra những thay đổi sớm."

Béo phì có liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt sớm hơn ở trẻ em gái kể từ những năm 1970. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những cô gái thừa cân hoặc béo phì có xu hướng bắt đầu có kinh sớm hơn những cô gái có trọng lượng trung bình.

Năm 2021, các nhà nghiên cứu từ Anh đã phát hiện ra rằng leptin, một loại hormone được tiết ra bởi các tế bào mỡ có tác dụng hạn chế cảm giác đói, hoạt động trên một phần của não cũng điều chỉnh sự phát triển giới tính. 

Tuy nhiên, theo TS. Natalie Shaw, một nhà nội tiết nhi tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, người đã nghiên cứu tác động của béo phì đối với tuổi dậy thì cho biết: "Tôi không nghĩ có nhiều tranh cãi rằng béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến dậy thì sớm. Thực tế, nhiều bé gái phát triển sớm không bị thừa cân. Béo phì không thể giải thích tất cả những điều này."

TS. Anders Juul, bác sĩ nội tiết nhi tại Đại học Copenhagen ( Đan Mạch) cho biết, những cô gái có bộ ngực phát triển sớm nhất trong nghiên cứu năm 2009 của ông, có nồng độ phthalate trong nước tiểu cao nhất. Đây là chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn được tìm thấy trong mọi thứ, từ sàn nhựa vinyl đến bao bì thực phẩm.

Phthalate thuộc về một loại hóa chất rộng hơn được gọi là "chất gây rối loạn nội tiết", có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone. 

Các yếu tố khác cũng có thể liên quan đến dậy thì sớm hơn, ít nhất là ở trẻ em gái như những cô gái có mẹ có tiền sử rối loạn tâm trạng cũng như những cô gái không sống với cha ruột của mình dường như cũng dậy thì sớm hơn. Các yếu tố về lối sống như thiếu hoạt động thể chất cũng có liên quan đến những thay đổi trong thời gian dậy thì.

Lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu có liên quan đến việc trẻ dậy thì sớm hơn nhưng các yếu tố này rất khó xác định. Căng thẳng và chấn thương có thể thúc đẩy sự phát triển sớm hơn, hoặc một giả thuyết khác như các nhà nghiên cứu đưa ra đó là những trẻ em gái phát triển thể chất sớm hơn có thể dễ bị lạm dụng hơn.

Thanh Mai

Đại dịch virus đậu mùa khỉ liệu có trở thành đại dịch tiếp theo sau Covid-19?

Đại dịch virus đậu mùa khỉ liệu có trở thành đại dịch tiếp theo sau Covid-19?

Nhiều người lo ngại rằng virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo sau đại dịch Covid-19.