Trong lịch sử nước Mỹ, các nhà phát minh nữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng không phải lúc nào họ cũng được công nhận. Thậm chí, những đóng góp của họ đôi khi bị đánh giá thấp và bỏ qua. Các nhà khoa học nữ, đặc biệt là nhà phát minh nữ da màu, trước đây ít có điều kiện để xin cấp bằng sáng chế cũng như quảng bá các phát minh của chính mình.
Nhưng không vì thế mà họ bỏ cuộc, thay vào đó, họ không ngừng cống hiến. Cùng điểm lại một số phát minh mang tính đột phá, sáng tạo giúp cải tiến công nghệ ở những lĩnh vực tương ứng cũng như cải thiện đời sống xã hội.
Bè cứu sinh
Đầu những năm 1880, khi làn sóng di dân từ châu Âu mới đổ tới Mỹ bùng nổ, một nhà phát minh Maria E. Beasley sống tại Philadelphia đã thiết kết ra chiếc bè cứu sinh cải tiến khác hẳn những chiếc bè bằng phẳng thập niên 1870. Bè của Maria E. Beasley có những đường rãnh bảo vệ, giúp giữ người gặp nạn bên trong trong trường hợp họ phải bỏ tàu.
Bà đã được cấp bằng sáng chế cho thiết kế bè cứu sinh đầu tiên của mình không chỉ ở Mỹ mà còn ở Anh. Năm 1882, bà nhận bằng sáng chế thứ hai cho phiên bản cải tiến tại Mỹ. Trong sự nghiệp của mình, Maria E. Beasley còn phát minh ra máy sưởi chân, máy phát điện chạy hơi và một máy đóng thùng, tổng cộng được cấp 15 bằng sáng chế tại Mỹ và ít nhất 2 bằng tại Anh.
Giường gấp
Năm 1885, nhà phát minh và chủ cửa hàng đồ nội thất có tên Sarah E. Goode đã được trao tặng bằng sáng chế với thiết kế nội thất thông minh và mang tính ứng dụng cao: “giường tủ”. Sáng chế "giường tủ" đã đưa Goode trở thành một trong những phụ nữ da màu đầu tiên được cấp bằng sáng chế và phát minh của Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Hoa Kỳ.
Thực tế, đây là một chiếc tủ có thể mở ra thành giường, cho phép người dùng tiết kiệm không gian trong căn hộ nhỏ. Phát minh của Goode đã có từ trước phát minh giường và sofa kéo của Murpphy trong thế kỷ 20.
Máy rửa bát
Người sáng chế ra chiếc máy rửa bát áp lực nước đầu tiên trên thế giới là Josephine G. Cochran - một phụ nữ giàu có ở Shelbyville, bang Illinois.
Sau khi phát hiện người giúp việc trong khi rửa thường nhỡ tay làm vỡ những món đồ sứ đắt tiền, ban đầu bà Cochran quyết định sẽ tự tay rửa. Sau đó, bà nhận ra rằng làm việc nhà không hề dễ chịu và để giải phóng bản thân bà đã nghĩ tới việc làm một chiếc máy rửa bát.
Sau thời gian nỗ lực nghiên cứu, chế tạo, chiếc máy rửa bát sử dụng áp lực nước đầu tiên cũng đã ra đời. Sáng chế này được Cochrane đăng ký phát minh vào năm 1886.
Một hình ảnh bản thiết kế máy rửa bát của Cochrane |
Để bảo mật sáng chế của mình, Cochran đã thành lập Công ty Máy giặt Crescent. Do giá máy quá đắt đối với hầu hết các hộ gia đình, Cochran chủ yếu bán máy rửa bát cho các nhà hàng, khách sạn, nhưng đây cũng được coi là một bước tiến trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.
Máy sưởi ô tô
Margaret A. Wilcox, một nữ kỹ sư sống ở Chicago là người đầu tiên giành được bằng sáng chế cho máy sưởi ô tô. Năm 1893 Wilcox đã thiết kế hệ thống máy sử dụng nhiệt từ động cơ xe để giữ ấm cho lái xe và hành khách trong suốt hành trình. Phát minh này là tiền đề để các kỹ sư cơ khí chế tạo nâng cấp ý tưởng này để làm cho nhiệt điều hòa dễ dàng hơn trong xe.
Ống cho ăn
Vào thập niên 1940, Bessie Virginia Blount là một y tá người Mỹ tham gia chăm sóc các cựu binh Thế chiến II tại bệnh viện Bronx ở New York City. Blount dạy các thương binh đọc và viết bằng cách cầm bút bằng răng và chân như một nhà vật lý trị liệu. Chính trong thời gian này, bà Blount đã nghĩ làm sao để tạo ra một thiết bị cho các bệnh nhân có thể tự ăn mà không cần đến tay.
Cuối cùng, bà cũng đã thành công và được cấp bằng sáng chế cho phát minh này vào năm 1948. Phát minh của Blount gồm một ống dẫn thức ăn đến miệng của một người bất cứ khi nào họ cắn vào nó. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này lại không quan tâm nhiều đến một thiết bị như vậy. Năm 1951, theo lời khuyên của một nhà lãnh đạo tôn giáo, bà trao lại quyền sở hữu trí tuệ cho chính phủ Pháp.
Bản vẽ ống cấp thức ăn của Bessie Blount. |
Phát minh của Blount đã mở đường cho ống thông thức ăn thời hiện đại, có thể đưa thức ăn qua mũi hoặc vào dạ dày của bệnh nhân nếu họ không thể ăn bằng miệng. Sau ống cho ăn, bà Blount vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê sáng chế, sau đó bà còn trở thành một nhà phân tích chữ viết tay ngành pháp y.
Vật liệu Kevlar – vật liệu làm áo chống đạn
Trong thời gian công tác tại Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Tiên phong DuPont tại Wilmington, bang Delaware, nhà hóa học Stephanie L. Kwolek đã phát minh ra các loại sợi tổng hợp chịu nhiệt, nhẹ và rát cứng. Bà đặt tên cho sáng chế đó là Kevlar và đăng ký bằng sáng chế cho quy trình chế tạo loại sợi này vào năm 1966.
Nhà hóa học Stephanie Louise Kwolek và chiếc găng tay làm từ sợ Kevlar |
Sợi Kevlar được ứng dụng trong áo chống đạn và các thiết bị bảo vệ khác và thay thế cho amiăng khi các công ty bắt đầu giảm sử dụng những vật liệu gây ung thư vào thập niên 1970.
Hệ thống an ninh gia đình
Năm 1969, cặp vợ chồng kỹ sư điện tử Marie Van Brittan Brown và chồng là Albert Brown sinh sống ở New York City đã phát minh ra hệ thống an ninh gia đình đầu tiên. Họ nảy ra ý tưởng chế tạo hệ thống an ninh vì hai vợ chồng thường phải làm việc kéo dài và về nhà khi đã khuya.
Hệ thống an ninh gia đình của bà Brown gồm 1 camera ghi lại hình ảnh qua 5 lỗ khác nhau trên cửa và phát lại hình ảnh qua màn hình TV. Trong hệ thống này, bà cũng tạo ra một chiếc microphone hai chiều cho phép bà nói chuyện với bất cứ ai đứng bên ngoài cửa.
Ngoài ra hệ thống an ning này còn có một điều khiển để mở khóa cửa từ xa và một nút bấm để báo động với cảnh sát. Hệ thống an ninh gia đình của bà Brown đã mở đường cho hệ thống an ninh hiện đại ngày nay.
Điều trị đục thủy tinh thể
Patricia E. Bath là người Mỹ gốc Phi đầu tiên hoàn thành khóa bác sĩ nội trú về nhãn khoa và là nữ bác sĩ gốc Phi đầu tiên được cấp bằng sáng chế thiết bị y tế tại Mỹ. Patricia E. Bath đã phát minh ra thiết bị Laserphaco Probe nhằm loại bỏ bệnh đục thủy tinh thể (những vết mờ trong mắt có thể dẫn đến mất thị lực). Bà giành được bằng phát minh tại Mỹ đầu tiên cho quy trình này vào năm 1988.
Sáng chế của Bath loại bỏ đục thủy tinh thể nhanh hơn, chính xác hơn và ít xâm lấn hơn các phương pháp trước kia. Không dừng lại tại đó, Patricia E. Bath tiếp tục nghiên cứu và nhận thêm 5 bằng phát minh khác liên quan đến những cải tiến về điều trị đục thủy tinh thể trong đời, chưa kể các bằng sáng chế tại Nhật, Canada và châu Âu.
Phân lập tế bào gốc
Chân dung nhà khoa học Ann Tsukamoto |
Phương pháp phân lập tế bào gốc tạo máu đầu tiên của nhà khoa học người Mỹ gốc Á Ann Tsukamoto đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1991. Đây là sáng chế ra đời khi Ann Tsukamoto đang làm việc tại Palo Alto. Tính đến nay, Tsukamoto nắm giữ tổng cộng 12 bằng sáng chế của Mỹ cho nghiên cứu tế bào gốc của mình, qua đó trợ giúp cho phát triển các phương pháp điều trị ung thư.
Giải thưởng Kovalevskaia 2020 vinh danh tập thể các nhà khoa học nữ Viện hóa học các Hợp chất thiên nhiên
Giải thưởng Kovalevskaia 2020 vinh danh tập thể các cán bộ nữ Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên và PGS.TS Trương Thanh Hương (GV cấp cao ĐH Y Hà Nội)