Năm 1992, trong lễ trao giải Kovalevskaia - giải thưởng dành cho những nhà khoa học nữ xuất sắc, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch giải, đã gọi chị Nguyễn Thị Anh Nhân là nhà khoa học của thực tiễn sản xuất.
GS.TS. Hoàng Văn Phong – nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đang là đặc phái viên của Chính phủ trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ đã phát biểu về bà - một học sinh giỏi của trường trong cuộc gặp mặt cựu nữ sinh Đại học Bách khoa Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành ngày lập trường:
“Chị Anh Nhân là người đáng được kính nể, quý trọng và là một nhà khoa học xuất sắc, bởi chị đã có nhiều đóng góp cùng những công trình khoa học đã được đưa vào ứng dụng trong sản xuất đạt hiệu quả cao, chị còn là nhà quản lý xuất sắc và cũng là nhà sản xuất giỏi. Chính vì vậy, chúng ta kính phục và kính trọng chị… Nhắc đến chị là nhắc đến một gương mặt nhà khoa học nữ tiêu biểu đại diện cho trường Bách khoa, một đại biểu Quốc hội, một doanh nhân có Tâm, có Tầm, một nhà khoa học giàu sáng kiến…”. Suốt hơn 20 năm kể từ ngày nhận giải thưởng vinh dự ấy, bà Nguyễn Thị Anh Nhân vẫn miệt mài trên con đường mình đã chọn từ hơn 50 năm trước.
Say mê đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất với sự miệt mài sáng tạo |
Ra trường năm 1962, đất nước bước vào chiến tranh, nhà máy đầu tiên chị về công tác là Nhà máy Miến (Bộ Công Nghiệp Nhẹ) sản xuất miến sản lượng hàng chục tấn/ngày theo công nghệ Trung Quốc. Chiến tranh xảy ra, nguồn nguyên liệu chính là đậu xanh bị cắt để dành làm giá đỗ thay rau xanh cho bộ đội. Tìm nguyên liệu nào thay thế đậu xanh là một bài toán hóc búa.
Qua kiến thức đã học được trên ghế nhà trường, qua sách báo tài liệu trong và ngoài nước, theo kinh nghiệm thực tế của nhân dân trong các nghề sản xuất từ nguyên liệu bột (bánh đa, bánh đúc, bánh tro, miến dong riềng…) chị đã thành công trong việc thay thế đậu xanh bằng các loại tinh bột khác (ngô, khoai, sắn,…). Sáng kiến này được Vụ Kỹ thuật Bộ Công nghiệp Nhẹ ) thưởng giá trị bằng tiền cao nhất nước thời bấy giờ, do hiệu quả kinh tế đem lại.
Chuyển giao nhà máy với công nghệ mới về Cao Bằng là vựa ngô sắn, Bộ đã giữ chị lại và chuyển về Viện Nghiên cứu Công nghiệp Thực phẩm. Sau đó, do yêu thích môi trường sản xuất chị về công tác tại Xí nghiệp nước chấm…
Từ xí nghiệp này, hàng loạt sáng kiến cải tiến kỹ thuật lớn nhỏ lần lượt ra đời. đáng kể là 5 lần giúp nhà máy thoát khỏi giải thể. Lần thứ nhất, do khu công nghiệp hóa chất Việt Trì bị đánh phá, chị đã nghiên cứu chuyển phương pháp sản xuất nước chấm theo phương pháp hóa học a xít HCL sang phương pháp vi sinh nấm mốc. Xí nghiệp lại sản xuất bình thường.
Lần thứ hai, do Trung Quốc cắt viện trợ đậu tương (nguyên liệu chính để sản xuất nước chấm), nhà máy lại ngừng sản xuất, chị đã nghiên cứu dùng hạt bo bo (do Liên Xô viện trợ) thay thế. Phẩm chất nước chấm tốt hơn do cấu tạo hạt bo bo. Nhân dân không phải ăn bo bo xay vỡ và nhà máy lại sản xuất bình thường.
Lần thứ ba, khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp, nước chấm cung cấp theo tem phiếu không còn, nhân dân chuyển sang ăn nước mắm, nhà máy lại phải ngừng sản xuất. Chị đã nghiên cứu nước chấm tổng hợp, pha trộn giữa vi sinh và hóa giải được thị trường chấp nhận, đồng thời chị mang sản phẩm nước chấm vi sinh chào hàng ở Liên Xô. Ngày 15/9/1987, Bộ Y tế Liên Xô chấp nhận mẫu nước chấm này và xí nghiệp bắt đầu xuất khẩu sang Liên Xô. Rúp - đô la được chuyển về.
Lần thứ tư, Liên Xô sụp đổ nhà máy lại ngừng sản xuất. Lúc này, đồng chí Đỗ Vòng - Bí thư Đảng ủy nhà máy nói: “Lần này bà Nhân hết cách, xí nghiệp đành phải tùy nghi di tản…”. Thời gian này xí nghiệp đã có nhiều kỹ sư giỏi và chị cũng đã là giám đốc. Chị đã cùng tập thể nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm (kẹo các loại, xà phòng, rượu chanh, dấm, mỳ ăn liền, bia…) và xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy Thực phẩm Hà Nội.
Lần thứ 5 sản xuất bia hơi Việt Hà, nước khoáng Opal chị đã mạnh dạn vay tiền và được lãnh đạo ủng hộ nhập dây chuyền bia lấy tên là bia Halida, đồng thời sản xuất nước cam hộp Hali orange Vinacola. Bia Halida được mệnh danh là “con đẻ của thời kỳ đổi mới” và được xuất khẩu sang Mỹ, Đan Mạch. Bia Vạn Lực của Trung Quốc tràn ngập khắp thị trường miền Bắc biến mất khỏi Việt Nam từ ngày ấy. Liên doanh với bia Carlsberg Đan Mạch, nhà máy được đổi tên là Nhà máy bia Đông Nam Á và thành lập Liên hiệp các xí nghiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội mà chị là Tổng Giám đốc. Từ một xí nghiệp được Nhà nước bao cấp 100% đã trở thành nhà máy nộp ngân sách cao nhất Thành phố.
Con người chị là vậy, khoa học và nhân văn, sáng tạo, quyết liệt nhưng lại hết sức mềm mại. Gương mặt nữ tiêu biểu ấy đã luôn được thầy yêu, bạn quý dõi theo, hướng về, ủng hộ và tự hào. Còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, báo Phụ nữ Việt Nam đã đăng lời của thầy Đỗ Quang Lưu nói về cô trò nhỏ của mình: “Tôi vừa nhận được tin cô trò nhỏ “trưởng lớp 10B của tôi ngày xưa” vinh dự nhận giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng dành cho các nhà nữ khoa học xuất sắc. Thật hạnh phúc biết bao”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hai nhà khoa học Nguyễn Thị Anh Nhân - Nguyễn Ngọc Anh |
Hiện nay vẫn còn nhiều người ngạc nhiên nói “Ô hóa ra ngày ấy nhân dân ta không phải ăn bo bo thay gạo và mỡ cừu thay mỡ lợn là nhờ sáng kiến dùng bo bo làm nước chấm xuất khẩu sang Nga và mỡ cừu làm xà phòng...
Và đến bây giờ chị vẫn là người có rất nhiều ý tưởng hay giúp những người kế nhiệm của tổng công ty liên tục phát triển và vinh dự đón nhận đơn vị Anh Hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành. Giữa vững ổn định sản xuất, đảm bảo cho cuộc sống của hàng vạn công nhân.
Càng thêm yêu quý khi biết chị cũng là người giữ lửa ấm trong gia đình nhiều thế hệ của chị.
NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ
12 bằng Lao động sáng tạo, Huy chương Vàng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Huy chương Danh nhân Who’s who của tổ chức Who’s who Danh nhân Mỹ, giải thưởng nhà khoa học nữ xuất sắc KOVALEVSKAIA, 02 lần nhận Giải VIFOTEC các năm (1993, 2002), Giải thưởng Thăng Long Hà Nội Phụ nữ xuất sắc và đặc biệt chị được nhiều báo chí trong và ngoài nước khen ngợi hết lời trong các bài báo viết về chị
Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…Đơn vị đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý. Tiêu biểu trong đó là Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới năm 2006.
Các nhà khoa học đã tìm thấy tia sáng mới trong việc điều trị ung thư não ở trẻ em
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra con đường mới giúp tăng tỷ lệ sống sót của một loại ung thư não vô phương cứu chữa ở trẻ em hiện nay.