Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Khí thải trong giao thông chứa nhiều loại kim loại như thủy ngân, cadmium có thể lắng đọng trong mô vú. Điều này gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ít ai ngờ rằng ô nhiễm không khí lại là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Theo các nhà khoa học Anh, những hóa chất có trong khói bụi, khí thải của các phương tiện giao thông vốn chứa nhiều loại kim loại như thủy ngân, cadmium có thể đi qua màng phổi, vào máu và tích tụ trong mô vú. 

Nữ giới sống ở thành thị thường có mô vú dày hơn so với những người sống ở nông thôn, nơi có luồng không khí trong lành hơn. Các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ nên hiểu rõ hơn về mối nguy hại tiềm ẩn này để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú từ sớm.

1. Mối liên hệ giữa ung thư vú và ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ô nhiễm không khí được coi là một yếu tố liên quan đến ung thư vú. Ô nhiễm không khí đã được chứng minh là góp phần gây ung thư phổi, nhưng với các bệnh ung thư khác bao gồm bàng quang, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, não và vú vẫn đang được nghiên cứu.

Vì vậy nâng cao kiến thức về hậu quả của các chất ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng là cần thiết cho việc xây dựng các chính sách thực tế để giảm bớt tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí. 

2. Ô nhiễm không khí

Các chất ô nhiễm trong không khí bao gồm các hợp chất phát sinh từ nhiều hoạt động của con người và thiên nhiên như nấu ăn, giao thông, sưởi ấm trong nhà, các hoạt động công nghiệp, sản xuất điện... là những hoạt động chủ yếu của con người làm ô nhiễm không khí.

Một số quốc gia đã đưa ra hệ thống kiểm soát ghi lại mức độ chất ô nhiễm, chẳng hạn như các hạt rắn và các loại khí.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Hệ thống giao thông kém hiệu quả cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn.

Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn cao hơn các nơi khác, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước và đất. 

3. Tình hình ung thư vú hiện nay

Ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Ung thư vú là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ trên thế giới. Ước tính có 1,7 triệu trường hợp mới được phát hiện và 521.900 trường hợp tử vong do căn bệnh này vào năm 2012 trên toàn thế giới.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Tỷ lệ mắc ung thư vú khác nhau giữa các quốc gia, với tỷ lệ mắc cao nhất ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ và với tỷ lệ mắc thấp nhất ở Châu Phi và Châu Á. Chỉ riêng ung thư vú đã chiếm 25% tổng số ca ung thư và 15% số ca tử vong do ung thư ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên tới 5% mỗi năm. Các quốc gia ở châu Á, với 59% dân số trên thế giới, có tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất, với 44% tử vong.

Nhìn chung, tỷ lệ tử vong của ung thư vú ở khu vực thành thị (công nghiệp hóa) cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn, và yếu tố đô thị được cho là ô nhiễm không khí. Một số nghiên cứu đã chỉ ra ô nhiễm không khí có mối quan hệ với việc tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong của bệnh nhân ung thư vú.

4. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới

Một trong những chỉ số chính để xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là mật độ mô vú dày đặc như thế nào. Các nghiên cứu đã cho thấy, nữ giới có bộ ngực dày thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 6 lần so với những người có bộ ngực nhỏ hơn.

Vú thường được tạo thành từ các mô mỡ, xơ và tuyến vú nên càng nhiều mô xơ và tuyến trong vú thì ngực sẽ càng to. Ngực dày chứa nhiều mô tuyến và đó chính là nơi xảy ra sự biến đổi gây ung thư.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Với một số người sở hữu bộ ngực to thì đó có thể là do gen di truyền, nhưng một số bằng chứng khác lại cho thấy, nó xuất phát từ tình trạng ô nhiễm. Một nghiên cứu về ung thư vú trên tạp chí Y khoa Breast Cancer Research vào tháng 4 năm 2017 đã chỉ ra rằng, nữ giới sống ở thành thị thường có mô vú dày đặc hơn so với những người sống ở môi trường nông thôn có luồng không khí ô nhiễm thấp hơn.

Một giả thuyết khác lại cho thấy, các hạt ô nhiễm rất nhỏ gọi là PM 2.5 (nhỏ hơn 2,5 micromet) có thể đi qua màng phổi vào máu và tích tụ ở những vùng mỡ như vú. Tình trạng mô dày đặc cũng dễ khiến việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư trở nên khó khăn hơn vì chúng khó hiện lên trên nhũ ảnh.

DƯƠNG THỤY(t/h)

Ăn thịt đỏ gây ung thư: Nỗi oan ức bao năm đã tìm được câu trả lời xác đáng

Ăn thịt đỏ gây ung thư: Nỗi oan ức bao năm đã tìm được câu trả lời xác đáng

Một nghiên cứu mới đây chứng minh rằng mức độ nguy hiểm của thịt đỏ đối với sức khỏe con người gần như không đáng kể.