PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân - người nhận giải thưởng Nhà khoa học nữ tài năng thế giới năm 2022

Phó giáo sư - tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân là một trong 15 người nhận giải thưởng Nhà khoa học nữ tài năng thế giới năm 2022.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục, Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vừa trao giải thưởng Nhà khoa học nữ tài năng thế giới năm 2022 cho 15 người. Phó giáo sư - tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - vinh dự góp mặt trong danh sách này. 

Chia sẻ với  Báo Phụ Nữ TPHCM, cô nói: "Là người làm nghiên cứu, tôi không đặt nặng việc phải có giải này giải kia. Nhưng tất nhiên, khi được trao giải, tôi thấy rất vui, vì đó là sự ghi nhận cho những nỗ lực của bản thân. Đặc biệt, khi có mặt ở Paris, đại diện cho Việt Nam đứng ngang hàng với những nhà khoa học tiêu biểu đến từ các nước phát triển, tôi cảm thấy niềm tự hào dân tộc dâng lên mãnh liệt". 

Phó giáo sư - tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân 
Phó giáo sư - tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân 

Trước đó vào năm 2020, PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân từng được Tạp chí Asian Scientist vinh danh trong danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á do có giải thưởng quốc tế hoặc giải thưởng quốc gia năm 2019 trong nghiên cứu khoa học hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp. 

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được vinh danh vì những thành tích trong lĩnh vực Khoa học vật liệu. Cô nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 202 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Nghiên cứu của cô mang đến nhiều lợi ích trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, thay thế các nhiên liệu hóa thạch, giảm  sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.

Hồ Thị Thanh Vân sinh năm 1980. Năm 1988, cô được tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa, ĐHQG TP HCM. Sau khi ra trường, cô được giữ làm cán bộ giảng dạy môn Hóa vô cơ, thuộc khoa Hóa. 

Sau khi hoàn thành Thạc sĩ vào năm 2006, Thanh Vân nhận được học bổng TS toàn phần của ĐH Khoa học và Kỹ thuật Đài Loan và xuất sắc nhận bằng TS trước thời hạn (chưa đến 3 năm) khi đã công bố một bằng sáng chế Mỹ, một bằng sáng chế Đài Loan về lĩnh vực năng lượng mới, 3 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín với tổng hệ số ảnh hưởng IF=60.

Thời điểm đó, TS Thanh Vân được mời làm việc trong các dự án lớn về pin, năng lượng mặt trời. Dù nhận được lời mời ở lại làm việc thêm 2 năm nữa nhưng Thanh Vân vẫn quyết định quay trở về Việt Nam. Khao khát được đóng góp kiến thức đã học để đào tạo thế hệ trẻ và phát trển đất nước luôn thôi thúc trong lòng nữ tiến sĩ. Hơn nữa là người đã tham gia nghiên cứu và tìm hiểu, cô biết rõ tác động của biến đổi khí hậu kinh khủng nhường nào nên cần có giải pháp chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng sạch, tái tạo. Pin nhiên liệu là một trong những giải pháp năng lượng cần phát triển và thúc đẩy.

Tháng 9/2013, Thanh Vân trở về Việt Nam, đảm nhận vị trí Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TPHCM. Cô đã tham gia tích cực vào công tác giảng dạy và NCKH và cho đến nay đã công bố 80 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước. Cô cũng tham gia với hơn 10 dự án, đề tài KHCN trong và ngoài nước; đạt nhiều giải thưởng KHCN quốc gia và quốc tế.

Năm 2016, TS Hồ Thị Thanh Vân đã được hội đồng chức danh GS nhà nước xét công nhận PGS, lúc đó cô mới chỉ 36 tuổi.

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân - người nhận giải thưởng Nhà khoa học nữ tài năng thế giới năm 2022

Năm 2019, PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được Hội đồng Khoa học L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học vinh danh với đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 202 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Hướng nghiên cứu này sẽ mang đến lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.

Cô chia sẻ: "Sau khi về nước, tôi đã gặp không ít khó khăn khi nghiên cứu về năng lượng tái tạo và đôi lúc tưởng chừng không thể tiếp tục. Nếu môi trường nghiên cứu ở các nước phát triển có thể ví như mảnh đất màu mỡ mà hạt giống đưa vào là nảy mầm thì ở Việt Nam, hạt giống muốn nảy mầm phải kiên cường, nỗ lực tìm độ ẩm, ánh sáng.

Nhưng sau tất cả, tôi vẫn quyết định bước tiếp với suy nghĩ “cứ đi rồi sẽ đến”. Khi về nước vào năm 2013, lương của tôi khoảng 6,5 triệu đồng/tháng, trong khi để mua 2g vàng trắng (dưới dạng muối của platin) làm vật liệu nano để nghiên cứu cho ứng dụng pin nhiên liệu, phải tốn gần 5 triệu đồng. Các khâu đo đạc, phân tích cần máy móc hiện đại mà Việt Nam không có, tôi phải bay sang phòng thí nghiệm cũ ở nước ngoài hoặc gửi mẫu đi đo đạc ở các nước Hàn Quốc, Canada với chi phí khá cao.

Tuy nhiên, tôi thấy khoảng năm năm trở lại đây, môi trường nghiên cứu của Việt Nam khởi sắc, có sự phát triển về cơ sở vật chất, có sự đầu tư cho các nghiên cứu khoa học. Khái niệm năng lượng sạch mà tôi theo đuổi cũng dần phổ biến và trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm, ngỏ ý muốn đầu tư, hợp tác để mở rộng công trình nghiên cứu của tôi". 

PGS.TS Thanh Vân sau khi trở về giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực pin nhiên liệu cũng đã gặp không ít khó khăn. Khác với kỳ vọng, nguồn kinh phí, chi phí và trang thiết bị phòng thí nghiệm, kỹ thuật phân tích tại trường còn nhiều hạn chế. Có nhiều thứ phải đặt mua ở nước ngoài như hóa chất sử dụng tổng hợp vật liệu, phương pháp đo đạc, phân tích, hiện đại... Không chỉ vậy, mô hình các nhóm nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm thực sự chưa phát triển ở Việt Nam cũng là rào cản để thực hiện các hướng nghiên cứu mới.

Tuy nhiên, khó khăn không làm nữ PGS. TS trẻ tuổi này nản lòng, cô lại càng mong muốn tìm tòi, khắc phục để vượt qua mọi rào cản về điều kiện vật chất, phát triển nghiên cứu.

"Sau khi về nước, tôi đã gặp không ít khó khăn khi nghiên cứu về năng lượng tái tạo và đôi lúc tưởng chừng không thể tiếp tục. Nếu môi trường nghiên cứu ở các nước phát triển có thể ví như mảnh đất màu mỡ mà hạt giống đưa vào là nảy mầm thì ở Việt Nam, hạt giống muốn nảy mầm phải kiên cường, nỗ lực tìm độ ẩm, ánh sáng.

Nhưng sau tất cả, tôi vẫn quyết định bước tiếp với suy nghĩ “cứ đi rồi sẽ đến”. Khi về nước vào năm 2013, lương của tôi khoảng 6,5 triệu đồng/tháng, trong khi để mua 2g vàng trắng (dưới dạng muối của platin) làm vật liệu nano để nghiên cứu cho ứng dụng pin nhiên liệu, phải tốn gần 5 triệu đồng. Các khâu đo đạc, phân tích cần máy móc hiện đại mà Việt Nam không có, tôi phải bay sang phòng thí nghiệm cũ ở nước ngoài hoặc gửi mẫu đi đo đạc ở các nước Hàn Quốc, Canada với chi phí khá cao.

Tuy nhiên, tôi thấy khoảng năm năm trở lại đây, môi trường nghiên cứu của Việt Nam khởi sắc, có sự phát triển về cơ sở vật chất, có sự đầu tư cho các nghiên cứu khoa học. Khái niệm năng lượng sạch mà tôi theo đuổi cũng dần phổ biến và trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm, ngỏ ý muốn đầu tư, hợp tác để mở rộng công trình nghiên cứu của tôi', cô tâm sự. 

Cô cảm thấy thật may mắn vì luôn có gia đình và đặc biệt mẹ ruột và chồng (cũng là tiến sĩ trong ngành đào tạo) đã tạo điều kiện tốt nhất giúp cô hoàn thành công việc đặc biệt về nghiên cứu khoa học. 

Cô sắp xếp thật khoa học công việc và gia đình một cách cụ thể nhất, dành thời gian cho các con và đưa gia đình đi cũng khi đi công tác để đảm bảo con cái không phải xa cách mẹ vì bận rộn. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, cô cũng tận dụng cơ hội tốt cho 2 con học hỏi nhiều điều từ thực tế.

"Chồng tôi cũng là tiến sĩ cùng chuyên ngành và hiện làm việc cho một tập đoàn nước ngoài về năng lượng nên anh thấu hiểu, chia sẻ với tôi. Anh hỗ trợ chăm sóc các con khi tôi đi công tác và còn hỗ trợ tài chính khi tôi cần đầu tư vào các nghiên cứu, hay khi chưa có sự hỗ trợ của đơn vị trong giai đoạn đầu của dự án nghiên cứu. Ngoài ra, tôi nhận được sự định hướng đúng đắn của ba tôi và sự hy sinh hết lòng của người mẹ cũng có gần 30 năm làm trong ngành giáo dục. Tất nhiên, tôi cũng biết, khi mình bị cuốn vào công việc thì chồng, con sẽ thiệt thòi rất nhiều. Nhưng nếu sự hy sinh này có thể đóng góp cho cái chung, cho cộng đồng và các thế hệ sau này thì cũng rất có ý nghĩa", Phó giáo sư - tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân tiết lộ.

Thanh Mai

Decision to leave: Thang Duy và biểu tượng nữ tính mới trong phim của Park Chan Wook

Decision to leave: Thang Duy và biểu tượng nữ tính mới trong phim của Park Chan Wook

Với Decision to leave, Thang Duy đã có phần thể hiện xuất thần, gây ám ảnh đến tất cả khán giả xem phim