Phương pháp "trị" chứng thức giấc lúc giữa đêm

Giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị chứng rối loạn và mất giấc ngủ.

Thức giấc giữa đêm khá phổ biến. Một báo cáo cho rằng có khoảng 35% dân số mắc chứng thức giấc giữa đêm. Thức giấc giữa đêm làm bạn cảm thấy rất uể oải vào ngày hôm sau, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chu kì đào thải các chất độc trong cơ thể bạn, nếu điều này lập lại nhiều lần thì quả là việc đáng báo động.

Đầu tiên, phải xem xét lại những gì bạn đã làm trước khi ngủ, không nên sử dụng các thức uống có chất kích thích hoặc giàu năng lượng như cà phê, cacao... cũng không nên tham gia vào các cuộc trò chuyện khiến bạn phấn khích, lo lắng quá nhiều những điều nãy sẽ làm não bộ của bạn hoạt động mạnh và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ .

Vậy, làm thế nào để thư giãn và trở lại giấc ngủ?

Phương pháp

Nếu bạn không mắc phải một số chứng bệnh dẫn đến mất ngủ như viêm khớp, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, đau mạn tính, các vấn đề về nội tiết hoặc đường tiêu hóa, thì hãy thử những cách sau.

Thử ngủ ở một căn phòng khác

Có thể căn phòng của bạn không đủ điều kiện để cho bạn một giấc ngủ, bạn hãy thử chuyển phòng ngủ nhé, nhưng điều đó không hiệu quả với tất cả mọi người. Vì khi thức dậy với một căn phòng lạ, bạn phải bật đèn để di chuyển xung quanh.
Bộ não của bạn sẽ phản ứng với bóng đèn đang sáng và cho rằng đã đến lúc phải thức dậy, nhịp tim của bạn sẽ tăng mạnh - tất cả đều trái ngược với trạng thái khi ngủ. Nếu cách này không thực sự hiệu quả với bạn thì hãy trở về căn phòng quen thuộc của mình và làm một số bài kiểm tra nho nhỏ khác.

Ánh sáng trong phòng ngủ

Hãy đảm bảo rèm cửa sổ của bạn được khép kỹ và mọi nguồn sáng như đèn ngủ từ điện thoại, wifi hay đồng hồ đều ở góc khuất, không được chiếu trực tiếp vào mắt bạn. Nếu bạn là người làm ca và đang cố gắng ngủ vào buổi sáng, bạn còn có thể sử dụng tấm bịt mắt để có giấc ngủ ngon hơn.

Thả lỏng tâm trí

Phương pháp

Hãy thử hít thở sâu hoặc thiền, điều này có thể giúp bạn thư giãn. Cố gắng không suy nghĩ bất kỳ gì trong 30 giây và tất nhiên đừng đếm từ 1 đến 30 nhé. Bạn cũng có thể để một tờ ghi chú và bút tại đầu giường sau đó viết ra bất kỳ suy nghĩ ngẫu nhiên hoặc những việc bạn dự định làm để giúp cân bằng nào rằng bạn đã yên tâm.

Nhiều chuyên gia đề nghị bạn nên thử ngủ trong một căn phòng khác

Nhưng điều đó không hiệu quả với tất cả mọi người. Khi thức dậy, bạn phải bật đèn và di chuyển xung quanh. Bộ não của bạn sẽ phản ứng với bóng đèn đang sáng và cho rằng đã đến lúc phải thức dậy, nhịp tim của bạn sẽ tăng mạnh - tất cả đều trái ngược với trạng thái khi ngủ. Thay vào đó, hãy nằm trên giường và làm những điều sau đây để tiếp tục giấc ngủ.

Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ

Đôi khi một căn phòng quá ấm có thể khiến bạn thức dậy. Theo một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ngủ tối ưu là khoảng 18 độ C, tất nhiên là điều này không đúng với 100% số người nhưng hãy chọn cho mình mức nhiệt đọ tốt nhất để cảm thấy cơ thể thoải mái dễ chìm vào giấc ngủ nhất.

Tiếng ồn

Phương pháp

Không gì tệ hơn là bị làm ồn khi ngủ, các tiếng động phát ra với tầng số, âm thanh khác nhau sẽ làm tan biến giấc mộng đẹp của bạn. Nhưng một giấc ngủ ngon không nhất thiết phải ở trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh, những âm thanh xung quanh cần phải hơi trầm và đều như tiếng quạt, tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy có thể đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn.

Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tập đi ngủ sớm và dậy vào lúc 5-7 giờ sáng là rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi bạn đi ngủ muộn mà vẫn bị dậy vào giờ đó, có thể bạn đang gặp rối loạn đường ruột.

Đây là thời điểm độc tố còn lại bị phá vỡ trong đêm để đẩy độc tố ra khỏi hệ thống. Một chế độ ăn uống kém hoặc ăn bữa ăn quá muộn có thể đánh thức bạn vào giờ này.

DƯƠNG THỤY(t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương