Polyp ở 3 vùng dễ dẫn đến ung thư, 5 thói quen tốt cần làm để tránh

Polyp hầu hết là những khối u lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp nó được coi là tổn thương tiền ung thư.

Bác sĩ Hoàng Xuân đến từ Đài Loan (Trung Quốc) đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng polyp là những khối u phát triển trên bề mặt mô của con người, polyp tuyến được coi là tổn thương tiền ung thư, nếu không được cắt bỏ kịp thời có thể dần dần tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, vì không phải polyp nào cũng phát triển thành ung thư, hầu hết polyp đều lành tính, vô hại với cơ thể con người và chỉ cần theo dõi, đánh giá thường xuyên.

Ông cũng chỉ ra rằng có nhiều bộ phận trên cơ thể mà polyp có thể phát triển miễn là có màng nhầy, bao gồm đường tiêu hóa, đường hô hấp, tử cung, khoang mũi, khoang miệng... và trong niêm mạc đường tiêu hóa. Trong đó, polyp dạ dày, polyp ruột già và polyp túi mật là những loại phổ biến nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất, nhiều nguy cơ phát triển thành ung thư:

Ảnh minh họa: ETToday
Ảnh minh họa: ETToday

1. Polyp ruột già

Polyp ruột già rất giống với polyp dạ dày, chủ yếu được chia thành hai loại: polyp viêm và polyp tuyến. Trong khi polyp viêm ở ruột già thường ít có khả năng trở thành ung thư thì polyp tân sinh ở ruột già có nguy cơ trở thành ung thư tương đối cao hơn.

Theo dữ liệu liên quan, khoảng 80% đến 95% ung thư đại trực tràng là do sự biến đổi ác tính của các tế bào ung thư đến từ polyp ruột già. Ngay cả những polyp viêm tương đối an toàn cũng sẽ tiếp tục to ra dưới sự kích thích viêm lặp đi lặp lại, và một số cuối cùng có thể phát triển thành polyp tuyến, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

2. Polyp dạ dày

Thông thường, khoảng 1% đến 5% bệnh nhân bị polyp dạ dày khi nội soi dạ dày, 80% trong số đó chỉ là polyp viêm hoặc tăng sinh, so với polyp ruột già thì loại polyp này an toàn hơn, tỷ lệ ung thư chỉ từ 0% đến 5%. 

Khoảng 20% còn lại là polyp tuyến, loại polyp này nguy hiểm hơn, có khoảng 25% đến 50% vẫn có khả năng phát triển thành ung thư.

3. Polyp túi mật

Tỷ lệ mắc polyp túi mật khoảng 5%, đa số là lành tính, tuy nhiên polyp viêm túi mật, u tuyến túi mật, u tuyến cơ túi mật đều có nguy cơ mắc ung thư ác tính.

5 việc cần làm để tránh phát triển polyp trong cơ thể

1. Duy trì thói quen sống lành mạnh

Đây là nguyên tắc cơ bản để ngăn ngừa polyp, vì thói quen sinh hoạt không tốt có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, phản ứng viêm lặp đi lặp lại ở đường tiêu hóa và tế bào dễ bị đột biến, do đó làm tăng nguy cơ hình thành polyp.

2. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

Giảm tiêu thụ thực phẩm "nhiều muối, nhiều đường, nhiều chất béo, đã qua chế biến", cũng như các đồ uống kích thích như rượu và caffeine, có thể giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và giảm khả năng viêm ruột và khối u.

3. Tập thể dục vừa phải

Tập thể dục có thể thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, cải thiện thể chất, đồng thời có thể giảm cân và kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu và các chỉ số khác.

4. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, protein động vật, nhiều chất béo và tinh chế

Những thực phẩm này làm tăng cholesterol và tiết insulin, kích thích tế bào tăng sinh quá mức và thúc đẩy sự phát triển của polyp, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe như vậy có thể phát hiện polyp kịp thời và điều trị sớm polyp để ngăn ngừa chúng xấu đi hoặc trở thành ung thư.

Nguồn và ảnh: HK01, The Healthy

Mỹ Diệu

4 dấu hiệu ở ngón tay cho thấy chất độc tích tụ, cần sớm tầm soát ung thư gan và phổi

4 dấu hiệu ở ngón tay cho thấy chất độc tích tụ, cần sớm tầm soát ung thư gan và phổi

Ngón tay phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khỏe của mỗi người, thậm chí là cả ung thư.