Điều gì xảy đến với iPhone khi dung lượng pin xuống thấp?
Bạn có nhận ra rằng mỗi khi dung lượng pin iPhone xuống thấp, 1 thông báo sẽ được đưa ra và màn hình bị mờ đi. Điều này là để giúp thiết bị có thể "trụ" lâu hơn trước khi hết hoàn toàn năng lượng.
Giữa lúc nhiều người dùng phàn nàn về việc pin trên các mẫu iPhone 14 Pro và 14 Pro Max bị sụt giảm nhanh, đồng thời chỉ ít ngày nữa là dòng iPhone 15 được ra mắt, bạn có cảm thấy tin đồn về việc Apple đã tìm ra cách giữ màn hình iPhone đủ sáng mà không tốn nhiều pin hơn đáng chú ý hay không?
Hình minh họa. |
Theo tờ The Elec (Hàn Quốc), gã khổng lồ công nghệ đã được các đối tác sản xuất màn hình là LG và Samsung đề xuất áp dụng một công nghệ đã được chứng minh trên các Tivi cao cấp.
Công nghệ được gọi là MLA (Micro-lens array/Mảng thấu kính vi mô) này có thể giúp tăng độ sáng cho những chiếc iPhone trong tương lai mà không ảnh hưởng tới dung lượng pin.
Cũng theo The Elec, MLA có thể sẽ xuất hiện ngày vào năm 2024 khi iPhone 16 ra mắt. Được biết Apple chưa bình luận về báo cáo này.
MLA là gì?
Để hiểu MLA là gì, hãy bắt đầu với màn hình OLED.
Thay vì sử dụng đèn nền, mỗi pixel (điểm ảnh) trong màn hình OLED sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang nhỏ có khả năng chiếu sáng, tô màu hoặc tắt riêng lẻ để tạo thành hình ảnh. Tất cả mang lại màu sắc tuyệt đẹp, màu đen sâu và độ tương phản cao.
Apple đã sử dụng màn hình OLED "Super Retina" kể từ iPhone X và bản nâng cấp OLED "Super Retina XDR" trên iPhone 11 Pro trở lên.
So sánh giữa OLED và LCD trên màn hình iPhone. |
Tuy nhiên vấn đề là OLED được cho là tiêu tốn năng lượng cao, lý do là vì ánh sáng từ diode hữu cơ sẽ bị phân tán khi truyền qua các lớp vật liệu của màn hình, trước khi thoát ra ngoài và tới mắt người dùng. Các nhà sản xuất màn hình phải tăng độ sáng của từng pixel, thứ làm giảm thời hạn sử dụng và tăng mức tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên LG đã quyết định làm điều gì đó khác biệt. Họ đã bổ sung MLA, một lớp thấu kính siêu nhỏ phía trên các pixel. Lớp thấu kính này cùng các thuật toán phần mềm mới giúp thu ánh sáng bị phân tán và hướng về phía trước.
Bản thân các thấu kính nhỏ đến nỗi LG tuyên bố nó có thể bổ sung 5.000 thấu kính trên mỗi pixel tương đương với 42,4 tỷ thấu kính trên một chiếc Tivi 77 inch. Nhà sản xuất cũng tự tin cho rằng MLA giúp độ sáng màn hình OLED của họ sáng hơn mà không cần sử dụng thêm năng lượng.
Hình minh họa về MLA (Nguồn: LG). |
Apple vẫn còn nhiều việc để làm?
Việc đưa MLA lên smartphone không dễ dàng như ta tưởng, mặc dù đối thủ của Apple là Samsung đã thực hiện nó trên một số mẫu Galaxy S Ultra của mình.
Nguyên nhân là dù MLA có thể "nắn" ánh sáng OLED về phía trước, nhưng nó đồng nghĩa với việc làm giảm cường độ ánh sáng tới các hướng khác, dẫn đến hạn chế trường nhìn của người dùng.
Ngoài ra vấn đề còn phức tạp hơn khi Apple đang làm việc với hai nhà cung cấp riêng biệt, mỗi nhà cung cấp đều có chuyên môn riêng.
Theo MacRumours, Samsung đã áp dụng MLA trên smartphone của mình và cung cấp màn hình có công nghệ này cho các thương hiệu Trung Quốc như Vivo.
Mặt khác, LG đã đưa nó lên những chiếc Tivi lớn hơn thay vì những màn hình cỡ nhỏ hoặc trung bình.
Đồng thời, Apple cũng đang xem xét một công nghệ màn hình khác giúp tăng cường độ sáng và độ tương phản có tên là microLED, một phần trong nỗ lực sở hữu nhiều thứ của riêng mình hơn.
So sánh kích cỡ giữa các diode của LED (trái) và Micro LED (phải). |
Nên mua iPhone 15 hay chờ iPhone 14 giảm giá?
Đây có lẽ là câu hỏi kinh điển mỗi lần Apple chuẩn bị ra mắt mẫu điện thoại mới.