Bác sĩ Dư Tuấn Quy, phó trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, từ đầu tháng 10, số ca mắc bệnh tay chân miệng điều trị bắt đầu tăng, hơn 200 trẻ điều trị ngoại trú, 43 trẻ nằm viện, cao gấp đôi tháng trước.
Trong 6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trẻ chưa đi học lại nên số ca bệnh rải rác, tuy nhiên thời điểm hiện tại dịch tay chân miệng đã vào chu kỳ bùng phát nhưng chưa chạm đỉnh. Bác sĩ Quy dự báo các ca bệnh sẽ còn tăng mạnh trong những tuần sắp tới.
Bác sĩ Quy khám cho hai bệnh nhi nặng nằm ở phòng cấp cứu. Ảnh: Thư Anh. |
Tuần qua TP HCM ghi nhận 886 ca tay chân miệng, cao nhất từ đầu năm đến nay. Trong đó, quận 5, Bình Thạnh, Cần Giờ, Gò Vấp ghi nhận số ca bệnh trong tuần tăng trên mức độ cảnh báo.
Một trong ba bệnh nhi nặng nhất điều trị tại bệnh viên nhập viện ngày 18/10 khi đã nổi ban đỏ dày đặc, thở nhanh, co giật, tăng huyết áp kèm theo ho, viêm phổi và suyễn. Các bác sĩ lo lắng đây là biến chứng của tay chân miệng nên khi trẻ có dấu hiệu trở nặng đã chỉ định dùng thuốc đặc trị Gamma Globulin cùng với kháng sinh.
Hai bệnh nhi nặng còn lại đã qua cơn nguy kịch. Hiện cả ba trẻ đáp ứng điều trị, cải thiện hô hấp tốt nhưng cần tiếp tục theo dõi sát sau 24/24 giờ.
Bác sĩ Quy thông tin, bệnh viện khắc phục vấn đề thiếu thuốc tiêm Phenobarbital chống co giật, thay thế bằng dòng thuốc uống nên vẫn kiểm soát tốt tình trạng. Ngoài ra, khoa Nhiễm - Thần kinh vẫn đủ sức thu dung thêm bệnh nhân, chưa quá tải.
So sánh 2 tuyến metro: Bến Thành - Suối Tiên và Nhổn - Ga Hà Nội
Những toa tàu đầu tiên của 2 tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên và Nhổn - Ga Hà Nội cùng về nước vào tháng 10.