Có hàng chục công bố công tế, đạt các giải thưởng khoa học trong và ngoài nước đồng thời có nhiều sáng kiến khoa học là “mẫu số chung” của 10 gương mặt trể tiêu biểu vừa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh công bố trao giải thưởng khoa học công nghệ trẻ "Quả cầu vàng" năm 2023.
Là một trong 10 “quả cầu vàng” năm nay, Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến, giảng viên, Trưởng phòng thí nghiệm Nghiên cứu Mạng máy tính và Công nghệ truyền thông thế hệ mới, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội sở hữu bảng thành tích khủng với 40 bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế, một báo cáo khoa học xuất sắc tại hội thảo quốc tế (tác giả chính), 28 báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo (15 bài là tác giả chính), tác giả của 3 sách chương sách, đào tạo 2 thạc sỹ.
Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến. (Ảnh: ĐH BKHN) |
Theo thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội, Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến nhận bằng kỹ sư chuyên ngành Điện Tử- Viễn Thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2012, bằng thạc sỹ chuyên ngành điện và kỹ thuật máy tính của Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc, năm 2014, và bằng tiến sỹ chuyên ngành hệ thống thông tin của Đại học Linköping, vương quốc Thụy Điển, năm 2020.
Trước khi công tác tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh có gần hai năm là nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Luxembourg, Luxembourg. Các lĩnh vực nghiên cứu của anh bao gồm các bài toán tôi ưu hóa, phân tích lý thuyết, và các ứng dụng của học máy cho hệ thống thông tin và xử lý tín hiệu ảnh, video.
Anh đã nhận được giải thưởng phản biện gương mẫu cho tạp chí IEEE communications letters vào các năm 2016, 2017, và 2021. Anh cũng nhận được giải thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc cho năm đầu tiên của dự án triển khai mạng 5G từ liên minh Châu Âu. Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến cũng tham gia phản biện cho nhiều hội nghị và tạp chí khoa học uy tín.
Cũng là một nhà khoa học về mảng cơ điện, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh năm 1990, là giảng viên khoa kỹ thuật điện và cơ khí, Đại học Adelaide, Nam Australia. Anh có tới 71 bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế, 5 báo cáo khoa học xuất sắc tại hội thảo quốc tế (4 bài là tác giả chính), 35 báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo quốc tế (21 bài là tác giả chính) và có một bằng độc quyền sáng chế quốc tế.
Đáng chú ý, Tiến sỹ Hà Thị Thanh Hương, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là một trong ba nữ khoa học trẻ được vinh danh giải thưởng Quả cầu vàng năm nay.
Thanh Hương có 8 giải thưởng cấp quốc gia và quốc tế, là tác giả 3 sách chuyên khảo, chương sách thuộc lĩnh vực xem xét giải, có 3 bằng khen cấp bộ. Tiến sỹ Hương cũng có 12 bài báo trên các tạp chí quốc tế, một bài báo công bố trên tạp chí khoa học trong nước, 8 bài báo đăng trên hội thảo quốc tế (5 bài là tác giả chính), hai báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo/hội nghị quốc tế, chủ nhiệm 1 đề tài cơ sở đã nghiệm thu đạt yêu cầu.
Tiến sỹ Hà Thị Thanh Hương sinh năm 1989. Năm 2018, cô tốt nghiệp tiến sỹ ngành thần kinh học tại Đại học Stanford và trở về Việt Nam với mong muốn nghiên cứu về vấn đề não bộ, góp phần tăng cường sức khỏe thần kinh và trí tuệ của người Việt Nam, công tác tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2020, Tiến sỹ Thanh Hương trở thành nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng Early Career Award, giải thưởng quốc tế về khoa học thần kinh do nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Early Career Award Tổ chức quốc tế nghiên cứu về khoa học thần kinh (có trụ trở tại Pháp) trao tặng. Năm 2022, cô vinh dự nhận Giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science).
Cũng đến từ khu vực phía Nam, Phó giáo sư, Tiến sỹ Huỳnh Trọng Phước, giảng viên cao cấp Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Bách Khoa, Trường Đại học Cần Thơ sở hữu 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích quốc gia. Anh là tác giả của 32 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có 19 bài công bố trên tạp thuộc danh mục Q1 (danh mục các tạp chí chất lượng cao nhất trong bốn nhóm tạp chí Q1, Q2, Q3, Q4, với 4 bài là tác giả chính) và 13 bài báo công bố trên tạp chí thuộc danh mục Q2 (11 bài là tác giả chính).
Anh cũng có 27 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trong nước (22 bài là tác giả chính), 4 bài báo công bố trên hội thảo khoa học, chủ trì 1 đề tài cấp bộ, 3 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt yêu cầu, chủ biên một sách tham khảo.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Huỳnh Trọng Phước từng đạt giải thưởng Công trình học thuật của nghiên cứu sinh sau tiến sỹ năm 2018, được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải Sao Tháng Giêng năm 2015./.
Danh sách 10 nhà khoa học trẻ được trao giải thưởng Quả cầu vàng năm 2023:
|
Giới chuyên gia nhận định nhu cầu dầu đạt đỉnh, dự báo 60 USD/thùng vào năm 2027
Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ bắt đầu sụt giảm sau năm 2027 để bước vào thời kỳ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ.