Bác Hồ từng nói: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người”. Sức khỏe cộng đồng là tài sản quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia. Đó là nền tảng và nguồn lực chính cho sự phát triển của Đất nước.
Vậy: Sức khỏe là gì? Những nhóm yếu tố chính và các cơ chế gốc ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của cộng đồng là gì? Thực phẩm chức năng có vai trò gì trong bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cộng đồng? Dựa vào những tiêu chí nào để cộng đồng có thể lựa chọn đúng TPCN có chất lượng và tránh xa những loại TPCN kém chất lượng?
Trong phạm vi một bài báo và viết cho đối tượng không chuyên, chúng tôi chỉ xin viết một số nội dung cơ bản nhất và hạn chế tối đa đi sâu phân tích về cơ chế. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, có rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước để chúng ta có thể nghiên cứu.
Sức khỏe là gì?
Hai từ rất quen thuộc. Chúng ta thực sự đã hiểu cơ bản về sức khỏe và tiến trình Sinh - Lão - Bệnh - Tử của sức khỏe chính bản thân? Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ (toàn diện) về thể chất, tâm thần và xã hội; chứ không phải chỉ bó hẹp vào việc không có bệnh hay thương tật”, từ đó cho phép mỗi người thích nghi nhanh với hoàn cảnh và các biến đổi của môi trường để duy trì được lâu dài khả năng hoạt động và lao động có hiệu quả.
Một điểm rất đáng để chúng ta lưu ý là, cơ thể của chúng ta có khả năng chịu đựng, tức khả năng hoạt động bù trừ rất cao. Thậm chí khi đến 79% tế bào của một cơ quan bị tổn thương và mất hoàn toàn chức năng (chết), 21% các tế bào còn lại vẫn có thể “gồng gánh” để duy trì chức năng của cơ quan, khi đó các xét nghiệm của Tây y vẫn trả về kết quả “trong giới hạn bình thường” mặc dù sức khỏe của cơ quan đó đã bị suy giảm rất trầm trọng.
Điều đó nghĩa là, khi một cơ quan nào đó có những biểu hiện của “suy” theo tiêu chuẩn chẩn đoán hiện tại của Tây y, thì khi đó có đến khoảng 80% tế bào của cơ quan bị suy đó đã bị mất hoàn toàn chức năng. Cho nên, nếu đợi đến khi có triệu chứng - kể cả đến khi đi tầm soát ra bệnh, mới lo điều trị bệnh là đã trễ một khoảng thời gian rất dài (thường là nhiều năm đến nhiều chục năm).
Ví dụ như khi chúng ta xét nghiệm tầm soát Glucose máu hay HbA1C đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thì lúc đó ít nhất khoảng 80% tế bào bêta của đảo tụy đã hoàn toàn mất chức năng; khi xét nghiệm tầm soát BUN, creatinin máu hay độ lọc cầu thận đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn (suy thận mạn) thì lúc đó ít nhất đã 80% tế bào nephron của cả 02 thận đã mất hoàn toàn chức năng; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã diễn tiến nhiều chục năm trước khi có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo Tây y (hình minh họa bên dưới).v.v..
Chúng ta sẽ đợi đến giai đoạn “Bệnh” mới lo tìm đến Đông Tây y hay cần chủ động phòng ngừa ở giai đoạn “Sinh - Lão” để chậm hơn đến giai đoạn “Bệnh”? kể cả đến giai đoạn “Bệnh”, chúng ta chỉ cần duy nhất một phương pháp Đông Tây y hay cần phối hợp nhiều phương pháp với các cơ chế khác nhau để có thể có được hiệu quả điều trị tối ưu nhất và kéo dài thời gian sống lâu nhất có thể?
![]() |
Những nhóm yếu tố chính và các cơ chế gốc ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của cộng đồng là gì?
Từng loại bệnh có những nguyên nhân khác nhau. Rất nhiều loại bệnh vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, nên điều trị triệu chứng vẫn là phương pháp chính. Ví dụ tăng huyết áp là căn bệnh rất phổ biến, nhưng có đến 90 - 95% các trường hợp là không tìm được nguyên nhân (“vô căn”).
Có 3 nhóm nguyên nhân gốc ảnh hưởng đến sức khỏe như sau: (1) nhóm các yếu tố sinh học như giới tính, lứa tuổi, thể trạng, di truyền, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thức ăn…v.v; (2) nhóm các yếu tố tự nhiên như môi trường, khí hậu, thời tiết, địa lý,…v.v.; (3) nhóm các yếu tố kinh tế xã hội như chế độ ăn uống, chế độ lao động, chế độ nghỉ ngơi, chính trị, pháp lý, y tế, học vấn, văn hóa,…v.v.
Ở thời đại chúng ta, với những thay đổi về môi trường, phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, đặc biệt về chất lượng thực phẩm và phương thức tiêu dùng thực phẩm, dẫn đến hậu quả trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân vừa bị thừa nhiều độc tố tích lũy trong cơ thể và vừa bị thiếu hụt các vitamin, các khoáng chất, các chất có hoạt tính sinh học cao, các chất chống oxy hóa và các chất xơ. Hậu quả quả là (1) cấu trúc tế bào bị tổn thương, chức năng tế bào bị rối loạn; (2) cân bằng nội môi bị rối loạn; và (3) sức đề kháng bị suy giảm. Đây chính là các cơ chế gốc đẩy nhanh tiến trình Sinh - Lão - Bệnh - Tử, từ đó gây suy giảm sức khỏe và rút ngắn tuổi thọ của cộng đồng. Muốn can thiệp làm chậm tiến trình này, chúng ta cũng cần can thiệp vào các cơ chế gốc này.
Thực phẩm chức năng có vai trò gì trong bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cộng đồng?
Xét góc độ tổng thể và góc độ can thiệp vào các cơ chế gốc để làm chậm lại tiến trình suy giảm sức khỏe và rút ngắn tuổi thọ của cộng đồng ở trên, chúng ta có 5 giải pháp chính như sau: (1) các giải pháp về chăm sóc sức khỏe tinh thần; (2) các giải pháp về dinh dưỡng hợp lý; (3) các giải pháp về vận động thân thể hợp lý; (4) các giải pháp khám chữa bệnh Đông Tây y khi cơ thể đến giai đoạn “Bệnh”; và một giải pháp dù đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhưng đến nay vẫn còn nhiều sự tranh cãi, đó là (5) Thực phẩm chức năng (TPCN).
![]() |
Bệnh nhân và cộng đồng cần cả 5 giải pháp này, chứ không chỉ riêng 1 giải pháp nào. Nếu chỉ chọn 1 giải pháp, và giả sử tính trung bình, thì hiệu quả của 1 giải pháp mang lại chỉ là khoảng 20% (dù bản thân nhóm tác giả đánh giá các giải pháp tinh thần là chiếm tỷ trọng cao nhất). Điều này có thể làm không hài lòng một số người, nhưng đó là sự thật: nếu bất kỳ một chuyên gia ở một lĩnh vực nào chỉ biết và chỉ biết 1 trong 5 giải pháp trên để áp dụng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và cộng đồng, thì chẳng khác gì “thầy bói xem voi” như trong câu chuyện mà tuổi thơ ai chúng ta cũng đều biết.
Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân chính gây ra tranh cãi về TPCN tại Việt nam là do một tỷ lệ nhỏ (chúng ta có thể tự tìm các số liệu để tính ra tỷ lệ làm sai : làm đúng) những công ty, những sản phẩm quảng bá thổi phồng, sai sự thật; thêm vào đó là “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa” của tâm lý tiêu cực ở một số bộ phận. Thực ra, ngành TPCN cũng như bao ngành nghề khác, chỉ có một tỷ lệ nhỏ những tổ chức và cá nhân làm không đúng, điều đó dĩ nhiên là không thể đại diện cho cả ngành. Đằng sau đó, có hàng ngàn công ty vẫn đang làm đúng theo tinh thần chuyên môn và pháp lý. Chúng ta là những người có nhận thức và hiểu biết đúng, chắc chắn sẽ không vì vài con sâu mà để sầu cả nồi canh.
TPCN là gì? “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh” (theo thông tư số 08/2004/TT-BYT).
![]() |
TPCN chất lượng có những lợi ích nổi trội sau: (1) tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ; (2) tác dụng tạo sức khỏe sung mãn - là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao nhất mà một đời người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình; (3) tác dụng tăng sức đề kháng; (4) hỗ trợ làm đẹp; (5) phối hợp với các giải pháp khác để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân; (6) hỗ trợ phát triền kinh tế - xã hội.
TPCN phục hồi từ gốc chức năng của các tế bào bị suy yếu nhờ can thiệp vào các cơ chế gốc, từ đó làm chậm lại quá trình suy giảm sức khỏe và làm chậm lại diễn tiến “Bệnh” đến giai đoạn cuối thông qua việc: (1) phục hồi về mặt cấu trúc và chức năng của các tế bào bị tổn thương; (2) phục hồi lại cân bằng nội môi bị rối loạn; và (3) phục hồi lại sức đề kháng bị suy giảm. Dĩ nhiên, TPCN không phải là thần dược, TPCN chỉ có thể phục hồi chức năng các tế bào đang bị suy yếu, chứ không thể phục hồi chức năng các tế bào đã mất chức năng (chết). Quá trình một cơ quan từ lúc bị suy yếu đến khi mất hoàn toàn chức năng có thể mất nhiều năm đến nhiều chục năm. Đây chính là lý do chúng ta nên dùng TPCN càng trẻ càng tốt để bảo vệ sức khỏe và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Lợi ích của TPCN là không thể phủ nhận. Ở các nước phát triển và có tuổi thọ cao, người dân của họ đã sử dụng TPCN từ rất lâu so với Việt Nam chúng ta.
Dựa vào những tiêu chí nào để cộng đồng có thể lựa chọn đúng TPCN có chất lượng và tránh xa những loại TPCN kém chất lượng?
Chắc chắn là chúng ta sẽ không vì vàng giả mà phủ nhận giá trị của vàng thật. Vấn đề của chúng ta là lựa chọn loại TPCN có chất lượng sử dụng để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho bản thân và gia đình.
Sau đây là một vài tiêu chí khách quan quan trọng để chúng ta có thể lựa chọn:
1. TPCN phải được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép. Chúng ta có thể dễ dàng vào các trang chính thức sau để kiểm tra: moh.gov.vn hoặc nghidinh15.vfa.gov.vn
2. Tiêu chuẩn GMP.
3. Thành phần công thức dựa trên các nền tảng khoa học thuyết phục.
4. Công nghệ sản xuất.
5. Giải thưởng chuyên môn uy tín.
Tóm lại, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, TPCN là một trong 5 giải pháp chính để giúp cộng đồng có được sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn. 4 giải pháp kia không thể thay thế TPCN, và TPCN cũng không thể thay thế 4 giải pháp ấy. Chúng ta không làm thầy bói xem voi, mà cần phối hợp cả 5 giải pháp để có thể nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho cộng đồng một cách tối ưu nhất.
(Nhóm tác giả: BS CKII Trần Quốc Khanh - THS.BS Nguyễn Thị Nga - BS Danh Long - DS Danh Ngọ - DS Nguyễn Thị Mỹ Dung - DS Hồng Thu Ri )
Bộ Y tế cảnh báo việc bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng
Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh.