TP.HCM sẽ tăng thêm 300 xe, 100 tình nguyện viên tổng đài

Việc huy động nhân sự, xe vận chuyển cũng phải thực hiện đồng bộ với tổng đài 115 mới hiệu quả, trong đó trước mắt sẽ có 50 xe taxi chuyển đổi.

Ngành y tế TP.HCM đang nỗ lực để giải quyết ùn ứ cho hệ thống cấp cứu 115, để đảm bảo bệnh nhân được cấp cứu kịp thời. Họ áp dung tăng công suất đường truyền, huy động nhân lực cho nhân viên cấp cứu, chuyển đổi các xe taxi để vận chuyển bệnh nhân... Các cơ sở cấp cứu phải thực hiện đúng quy trình cấp cứu để bảo vệ hệ thống cơ sở, vừa đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

TP.HCM sẽ tăng thêm 300 xe, 100 tình nguyện viên tổng đài

Ông Nguyễn Duy Long, giám đốc Trung tâm cấp cứu 115, cho biết trung tâm đã được Công viên phần mềm Quang Trung hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở hạ tầng... Tổng đài dã chiến 115 có 20 người là lực lượng nòng cốt và cần thêm 100 sinh viên tình nguyện để huấn luyện. Nhưng vấn đề khó khăn tiếp theo cần được khắc phục sớm là xe cấp cứu để vận chuyển bệnh nhân. Hiện nay xe không đủ để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển bệnh nhân mắc COVID-19.

Trong 2 tuần tới, thành phố dự kiến tăng thêm 100 xe cấp cứu 115 với đủ êkip cấp cứu và trang thiết bị y tế, tăng cường chuyển đổi thêm 200 xe taxi thành xe cấp cứu cho bệnh nhân. Hệ thống cấp cứu 115 sẽ được triển khai đến từng cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 tại quận, huyện, các khu dân cư nhằm kịp thời vận chuyển những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng đến các bệnh viện, can thiệp điều trị sớm nhằm làm giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tỉ lệ tử vong.

Hiện thành phố cũng chỉ đạo thành lập 4 trạm cấp cứu vệ tinh khu vực đặt tại huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 12 và TP Thủ Đức để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp cứu.

Ông Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 khi có dấu hiệu bệnh chuyển nặng như khó thở, hụt hơi, thở nhanh... cần gọi ngay tới tổng đài 115 hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh quận, huyện để được cấp cứu kịp thời.

Tổ phản ứng nhanh ở các quận, huyện bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng, công an...; tổ này phải cung cấp số điện thoại để người mắc COVID-19 đang cách ly tại nhà dễ dàng liên hệ khi cần hỗ trợ; vào tình huống khẩn cấp, tổ sẽ sử dụng xe cứu thương của các bệnh viện quận, huyện khi cần thiết.

Đối với người bệnh thông thường, khi có nhu cầu cấp cứu thì gọi tổng đài 115; nhưng nếu có hiện tượng kẹt xe chưa đến cấp cứu kịp, tốt nhất gia đình nên chủ động đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất. 

Bệnh viện khi tiếp nhận các trường hợp cấp cứu, Sở Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế tuyệt đối không được từ chối các trường hợp cấp cứu, kể cả người bệnh sống trong khu vực phong tỏa.

Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, cũng cho biết tất cả bệnh nhân có bệnh lý, trạng thái cấp cứu đều phải được khoa cấp cứu tiếp nhận, không cần có giấy xét nghiệm âm tính. 

Bác sĩ Vũ cho biết thêm đối với trường hợp cấp cứu nguy hiểm tính mạng, như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh có tính chất nguy hiểm tính mạng, bệnh viện sẽ làm test nhanh; nếu âm tính, trong quá trình đợi xét nghiệm RT-PCR, bệnh nhân sẽ được các nhân viên y tế xử lý đột quỵ, nhồi máu cơ tim... xử lý như quy trình F0. Nếu test nhanh dương tính, bệnh viện sẽ hội chẩn với bệnh viện điều trị COVID-19 để chuyển bệnh nhân đến bệnh viện điều trị COVID-19.

Thanh Mai

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (28-29/7): Nam Bộ mưa vừa mưa to

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (28-29/7): Nam Bộ mưa vừa mưa to

Tây Bắc, vùng núi Đông Bắc Bộ cục bộ mưa to đến rất to; nguy cơ có lũ quét, sạt lở đất, ngập úng vùng trũng. Tây Nguyên và Nam Bộ vào chiều tối có mưa vừa mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.