Vui vẻ dẫn con trai đi họp lớp cùng, đến lúc về nhà, tôi chết lặng khi kiểm tra tin nhắn điện thoại

Tưởng được cộng đồng mạng bênh vực, ai ngờ bà mẹ này bị chê trách nhiều hơn.

Một bà mẹ trẻ họ Lưu (Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội. Chị cho biết: "Tôi đã chết lặng sau buổi họp lớp". Được biết, chịu Lưu có con trai 6 tuổi. Sau khi sinh con, vì bận rộn công việc nên vợ chồng chị giao con cho mẹ chồng dưới quê chăm sóc rồi lên thành phố tập trung kiếm tiền. Cũng vì vậy, vợ chồng chị không thể quan tâm sát sao việc dạy dỗ con.

Dưới sự chiều chuộng của ông bà nội, con trai chị Lưu có tính tình ngang bướng và thô lỗ; luôn thích làm mọi thứ theo ý mình. Ngay khi phát hiện con khó bảo, chị Lưu đã sắp xếp công việc, cuối tuần nào cũng về quê để đồng hành, uốn nắn lại con.

Cách đây không lâu, lớp cấp 3 của chị Lưu tổ chức gặp mặt, rất nhiều đưa con cái, vợ chồng đến tham gia cùng. Chị Lưu cũng dẫn con trai tới góp vui. Ai ngờ con trai chị lại có những hành động hống hách như khi ở nhà khiến chị phải xấu hổ với bạn bè.

Trong lúc ăn, con trai chị lấy đũa, chọc ngoáy vào đĩa thức ăn để chọn miếng ngon. Chị Lưu phải quát, đánh mạnh vào tay thì con mới thôi hành động xấu xí đó. Không chỉ vậy, con trai chị Lưu còn trêu chọc, bắt nạt những đứa trẻ khác phát khóc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến khi về nhà, chị Lưu đã trách mắng con nặng nề. Chị định vào nhóm chat lớp để xin lỗi các bạn thì phát hiện ra, mình đã bị các bạn cho... ra khỏi nhóm chat. Chị Lưu đã đăng tải sự việc này lên mạng xã hội và tỏ thái độ bất bình với hành động đột ngột của các bạn cùng lớp. "Tuy con tôi không đúng nhưng họ làm thế chẳng phải cũng quá đáng sao?", chị Lưu chia sẻ. Tuy nhiên cư dân mạng không hề bệnh vực và đều cho rằng, chị Lưu bị đuổi khỏi nhóm chat cũng chả oan. Có trách thì nên trách chị đã lơ là trong việc dạy dỗ con ngay từ đầu, để sau đó bản thân phải xấu hổ.

Theo đó, có những phép tắc mà cha mẹ nhất định phải dạy dỗ con mình từ nhỏ, một khi bỏ lỡ có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con:

1. Quy tắc trên bàn ăn

William Hansen, bậc thầy về nghi thức xã giao hàng đầu thế giới đã nói: "Một người giỏi quan sát có thể biết hoàn cảnh xuất thân của cha mẹ bạn và trình độ học vấn của bạn chỉ trong một bữa ăn".

Người tinh ý sẽ thấy trong quán có một số trẻ ném thức ăn lung tung, chén đĩa phát ra tiếng động lớn, một số trẻ thì ăn một cách lặng lẽ và chăm chú. Điều này phản ánh sự giáo dục của gia đình phía sau.

Giáo dục phép xã giao không cao siêu, nó ẩn sâu trong các chi tiết như bàn ăn, phải tuân thủ các quy tắc khi ăn ở nhà, và khi ra ngoài với tư cách là khách cũng vậy. Ví dụ: Trước khi ăn, người lớn trước, người nhỏ sau; khi ăn không lựa thức ăn trên đĩa; không phát ra tiếng chép miệng; không vừa ăn vừa nói; không được nghịch điện thoại...

2. Không gây ảnh hưởng đến người khác nơi công cộng

Ở nơi công cộng, bản thân bố mẹ cũng rất khó chịu khi nghe thấy những đứa trẻ hò hét ầm ĩ hoặc quậy phá "không phép tắc". Phải dạy cho trẻ chính xác điều nên và không nên làm ở nơi công cộng. Một đứa trẻ có khuôn phép, biết quy tắc được đánh giá là nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình.

3. Đúng giờ

Tính đúng giờ nên được rèn từ khi còn nhỏ, thà đợi người khác một lúc còn hơn để người khác đợi mình. Đúng giờ thường là một thước đo thành công rất quan trọng. Hãy cho trẻ hiểu, đừng coi người khác chờ đợi là điều hiển nhiên. Không có nhiều thứ được coi là đương nhiên trên thế giới này.

4. Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi

Đối với trẻ em, kỷ luật có nghĩa là phát triển thói quen hành vi tốt. Những thói quen tốt có thể thay đổi vận mệnh và quyết định cuộc đời của một người. Nhà tâm lý học William James từng nói: "Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận".

Nhiều người đã quen với việc đi ngủ muộn, cha mẹ thức khuya, con cái học theo, đi ngủ sớm dậy sớm dường như đã trở thành kỷ luật tự giác hiếm có. Tuy nhiên, làm việc và nghỉ ngơi điều độ là cơ sở cho sức khỏe thể chất, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để rèn luyện khả năng tự kỷ luật của trẻ.

5. Tự làm việc của riêng mình

Tiến sĩ Montessori cho rằng cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá. Trước khi thiết lập quy tắc này, điều đầu tiên cha mẹ phải làm là cho con tự làm những việc trong khả năng như tự ăn và mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi... Những việc nhỏ này có thể nuôi dưỡng ý chí của trẻ, lòng tự trọng, sự tự tin và tự chịu trách nhiệm.

Một số cha mẹ cảm thấy rằng để con cái tự làm việc đó là lãng phí thời gian và không "ra gì", vì vậy họ làm thay để tránh rắc rối. Thực ra, làm việc gì cũng cần phải rèn luyện không ngừng thì mới ngày càng tốt hơn, chỉ khi cho phép trẻ làm kém thì trẻ mới có cơ hội làm tốt hơn.

6. Không lãng phí thức ăn

Phải dạy trẻ biết trân trọng công sức của người lao động, như vậy mới hình thành thói quen tốt. Thậm chí nếu không ăn hết, bữa sau trẻ phải nhịn đói vì đã hết tiêu chuẩn trong một ngày. Muốn vậy, người nấu ăn cũng nên cân nhắc về số lượng thực phẩm trong gia đình, tránh nấu quá nhiều trong khi các thành viên chỉ ăn được lượng nhỏ.

7. Học cách xin lỗi

Trước khi đứa trẻ 6 tuổi, đứa trẻ phải được dạy cách đối xử lịch sự với người khác, hiểu những thói quen tốt để phản ánh hành vi của mình và khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi lầm của mình. Trẻ biết cách xin lỗi khi làm sai mới thực sự hiểu được lỗi lầm mình đã gây ra để từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục cho lần sau.

8. Không lấy đồ của người khác, mượn phải biết trả về đúng vị trí

Sau 2 tuổi trẻ có thể phân biệt được đâu là "của bạn" và đâu là "của tôi". Ở thời kỳ bắt đầu tự nhận thức này, cha mẹ phải kịp thời đặt ra các quy tắc cho trẻ. Hãy cho trẻ biết không thể lấy những thứ không phải của mình, và đồ đạc của bản thân trẻ có quyền kiểm soát. Khi 3-4 tuổi, nên dạy trẻ phải trả đồ vật về đúng vị trí ban đầu. Cha mẹ nên làm gương, hướng dẫn cụ thể để trẻ học theo.

Thanh Hương