Ngày 20/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo Tình trạng Toàn cầu về Hoạt động Thể chất 2022. Tổ chức cảnh báo nếu 194 quốc gia được khảo sát không hành động khẩn cấp để xử lý, thì chi phí các loại bệnh tật sẽ lên tới 27 tỷ USD mỗi năm, kể từ 2020 đến 2030.
WHO cho biết khoảng 500 triệu người sẽ phát triển bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường hoặc các loại bệnh khác nếu không tăng cường hoạt động thể chất.
Nói về việc chỉ có một nửa số quốc gia được khảo sát có các sự kiện hoạt động thể chất trên quy mô lớn hoặc chiến dịch công khai khuyến khích dân chúng tập thể dục, WHO cho rằng đại dịch đã khiến việc này bị đình trệ và "làm tăng sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận và tham gia ở nhiều cộng đồng".
Cơ quan đưa ra gần 20 khuyến nghị về chính sách đối với các nước, gồm giáo dục thể chất, thể thao trong trường học, chăm sóc trẻ em, các chương trình vận động tại nơi làm việc. Các chuyên gia cũng khuyến khích mọi người tăng cường đi xe đạp và đi bộ.
Theo tiến sĩ Feigl, hoạt động thể chất là một phần quan trọng đối với kinh tế và xã hội nhưng nhiều nước vẫn còn xem nhẹ, đầu tư thấp.
"Chúng ta cần thay đổi tư duy, ngăn chặn bệnh tật ngay từ giai đoạn đầu. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là tập thể dục và tránh lối sống ít vận động", Jon LaPook, giáo sư y khoa tại NYU Langone Health, Mỹ, nhận định.
Bão số 6 vừa suy yếu, Biển Đông lại sắp đón một cơn bão mới
Bão số 6 hiện đang suy yếu trên Biển Đông, tuy nhiên đang có một xoáy nhiệt đới ở ngoài khơi Philippines có khả năng mạnh lên thành bão vào ngày 23/10.