10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Trước khi quyết định uống các loại thuốc giảm ho hoặc đến gặp bác sĩ, hãy thử một số phương pháp chữa trị tại nhà, đơn giản và vô cùng hiệu quả.

Cỏ xạ hương

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Thyme hay còn gọi là cỏ xạ hương, là một trong bốn loại rau thơm chính dùng để tẩm, ướp và nấu ăn của người phương Tây, nhằm tạo mùi thơm, kích thích vị giác. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được biết đến với tác dụng giảm ho hiệu quả, làm dịu cơn ho, theo lời giải thích của Leslie Solomonia - một vị bác sĩ về y học tự nhiên.

Bạn có thể cho 2 muỗng cà phê cỏ xạ hương nghiền nát vào cốc nước sôi và hãm trong khoảng 10 phút. Tiến sĩ Solomonia gợi ý thêm, có thể cho thêm ít mật ong và củ hành tây để tăng thêm tính hiệu quả.

Hạt lanh, mật ong và chanh

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Hạt lanh khi kết hợp với một số chất lỏng sẽ làm dịu phản ứng ho, Tiến sĩ Solomonia giải thích. Mật ong cũng có tác dụng tương tự. Trong khi đó, chanh giúp giảm dịch nhầy trong mũi. Nếu nguyên nhân gây ho là do viêm xoang hoặc viêm amidan, chanh có thể làm bạn dễ chịu hơn. Ngâm 2,3 muỗng canh hạt lanh trong cốc nước ấm cho hạt lanh nở ra. Sau đó cho thêm 3 muỗng canh mật ong và nước chanh, khuấy đều và uống.

Mút chanh để giảm ho

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Phương pháp chữa trị này có lẽ không dành cho người yếu tim nhưng nó là phương thuốc trị ho tự nhiên rất phổ biến, giúp giảm nghẹt mũi, Barbara Joy Jones, DO, GMC Primary Care-Peachtree Corners chia sẻ. Chanh có thể giúp cơ thể phá vỡ các dịch nhầy và tiêu diệt chúng. Một quả chanh tươi, rắc thật nhiều hạt tiêu đen và muối, sau đó hút nó để giảm ho, nghẹt mũi nhanh chóng.

Trà tiêu đen trị ho

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Phương thuốc gia truyền này bắt nguồn từ y học dân gian New England và y học cổ truyền Trung Quốc. Hạt tiêu đen kích thích lưu thông và chất nhầy; mật ong là một chất ức chế ho tự nhiên và kháng sinh nhẹ. Để pha trà thành phẩm, cho 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen mới xay và 2 muỗng mật ong vào cốc. Đổ đầy nước sôi và đậy nắp, trong 15 phút. Lọc trà và nhấm nháp. Phương pháp này rất tốt cho những người ho có dịch nhầy, không phù hợp với ho khan.

Nhâm nhi sữa và mật ong

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Kết hợp sữa và mật ong để điều trị ho. Một nghiên cứu của Ý cho thấy rằng trộn hai muỗng cà phê mật ong vào cốc sữa trị ho hiệu quả như thuốc OTC dextromethorphan và levodropropizine (dành cho trẻ em) và có lẽ hỗn hợp sữa + mật ong ngon hơn nhiều so với thuốc.

Nhâm nhi chút sữa ấm

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Một loại thuốc giảm ho phổ biến khác tại nhà là uống một cốc sữa nóng được làm ngọt bằng mật ong. Hoặc nếu không có sữa, bạn có thể ngậm hẳn một muỗng cà phê mật ong trong miệng và nuốt từ từ.

Hạnh nhân

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Một số truyền thống cổ xưa tin rằng hạnh nhân giúp làm giảm các vấn đề về phế quản, bao gồm cả triệu chứng ho. Trộn một vài muỗng cà phê hạnh nhân nghiền mịn với một cốc nước cam và nhấm nháp như một phương pháp điều trị ho tự nhiên, theo Tiến sĩ Solomonia. 

Uống nhiều nước

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Uống nhiều nước là một trong những biện pháp trị ho tự nhiên dễ dàng nhất. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí  Proceedings of the National Academy of Science cho thấy nước rất cần thiết trong việc giúp làm mỏng chất nhầy, chất nhầy phổi. Ngoài ra, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cũng giúp cơ thể tránh khỏi mọi bệnh tật.

Trà bạc hà

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

“Tinh dầu bạc hà tạo cảm giác dịu, thoải mái tại các cơ phế quản, giúp dễ thở và ngủ ngon hơn”, nhận định của Kac Young, Tiến sĩ, Bác sĩ của liệu pháp thiên nhiên và thôi miên lâm sàng, đồng thời là tác giả của  The Healing Art of Essential Oils. Trà bạc hà giúp giảm ho và giúp cơ thể thư giãn ở một số nhóm cơ nhất định. Hãy tự thưởng cho mình một tách trà bạc hà ấm như một phương pháp điều trị DIY.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

10 bài thuốc chữa ho tại nhà không nên bỏ qua

Không khí khô không chỉ gây kích ứng da mà còn có thể gây khô miệng, đau rát cổ họng, gây ho. Đó là lý do vì sao Joel Schlessinger, Bác sĩ da liễu nổi tiếng khuyên bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm và giữ cho đường thở, làn da luôn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, EPA khuyến nghị chỉ nên giữ độ ẩm từ 30% đến 50%, nếu độ ẩm và nhiệt độ quá chênh lệch sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, bụi phát triển, gây hen suyễn. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể đổ nước nóng vào một cái thau và xông mũi. Nó cũng là cách hay để bổ sung độ ẩm.

Theo thehealthy.com

THÙY TRANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương