“3 ăn, 5 tránh” khi có kinh nguyệt để tử cung và buồng trứng khỏe mạnh, tăng cường thải độc

Trong những ngày có kinh nguyệt, chị em cần chú ý hơn tới ăn uống. Bởi lúc này cơ thể, đặc biệt là tử cung và buồng trứng vô cùng nhạy cảm.

Những ngày có kinh nguyệt đối với nhiều phụ nữ là khoảng thời gian không dễ chịu lặp lại hàng tháng. Do sự thay đổi lớn về nội tiết tố, mất máu cùng suy giảm miễn dịch khiến chị em nhạy cảm, xuất hiện nhiều cảm giác khó chịu, thay đổi thói quen sinh hoạt.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để chăm sóc tử cung, buồng trứng và có thể tăng cường thải độc thông qua máu kinh nếu bạn biết tận dụng. Để làm được điều này, điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng.

Tăng cường 3 thứ này trong những ngày có kinh nguyệt

Nếu muốn trải qua những ngày hành kinh ít khó chịu, bồi bổ và tăng cường thải độc tử cung, buồng trứng thì chị em nên chú ý 3 điều trong ăn uống:

  Ăn thêm thực phẩm giàu sắt khi có kinh nguyệt không chỉ bổ máu mà còn giúp giảm đau bụng kinh (Ảnh minh họa)

Ăn thêm thực phẩm giàu sắt khi có kinh nguyệt không chỉ bổ máu mà còn giúp giảm đau bụng kinh (Ảnh minh họa)

Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Lượng kinh nguyệt mất đi khi “đèn đỏ” kéo theo giảm lượng sắt khiến các chị em dễ mệt mỏi nên cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt. Có thể kể đến như tiết heo, gan heo, nấm hương, rau bina, đu đủ, bơ… Bên cạnh việc bổ máu, các thực phẩm này cũng giúp tăng cường việc đẩy các chất độc tích tụ trong cơ thể ra nhiều nhiều hơn thông qua máu kinh.

Uống nhiều nước hơn: Khi hành kinh, chị em nên uống nhiều nước hơn, đặc biệt là nước ấm nhẹ khoảng 30 - 45 độ C. Bởi vì hành kinh khiến chị em mất máu dẫn tới thiếu nước và tăng triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt. Uống nhiều nước cũng giúp tử cung thải độc tốt hơn nhờ tăng cường đào thải máu kinh, nhất là máu độc. Bên cạnh nước lọc hay nước ấm, bạn có thể dùng nước ép trái cây hay rau củ nhưng nên hạn chế trà, cà phê, nước ngọt và đặc biệt tránh xa nước lạnh, đồ uống có cồn.

Ăn thêm một số loại gia vị: Các loại gia vị quen thuộc như gừng, chanh, nghệ, dầu hạt lanh, đường nâu rất tốt cho nữ giới trong những ngày đang có kinh nguyệt. Gừng có tính nóng và kháng viêm, giảm đau tốt. Ngoài làm dịu các triệu chứng khó chịu do hành kinh nó còn giúp làm ấm tử cung, phòng nhiều bệnh phụ khoa. Nghệ giàu curcumin ngoài giảm đau, kháng viêm còn giúp phục hồi niêm mạc tử cung, buồng trứng. Dầu hạt lanh giàu dinh dưỡng, nhất là Omega-3 nên tốt cho miễn dịch, tiêu hóa, giảm đau. Đường nâu ngoài giảm đau bụng kinh còn tiêu huyết ứ rất tốt. Uống nước chanh vừa phải thì giúp thải độc tử cung, buồng trứng tốt hơn.

5 loại thực phẩm nên tránh khi đang có kinh nguyệt

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có không ít loại thực phẩm chị em nên hạn chế, thậm chí là tránh xa nếu đang có kinh nguyệt. Bởi không chỉ làm tăng đau bụng kinh cùng các triệu chứng khó chịu khác mà về lâu dài còn gây hại, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản.

Thực phẩm có tính lạnh: Thực phẩm tính lạnh ở đây bao gồm cả món mang lại cảm giác lạnh khi ăn như kem, nước đá… và đồ ăn có tính hàn. Thực phẩm tính hàn cao có thể kể tới như: măng tây, thì là, ngó sen, rau răm, ốc, ếch, thịt vịt, cua... Ăn uống đồ lạnh, có tính hàn cao trong thời kỳ có kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Đồng thời khiến máu kinh lưu thông kém, dễ gây đau bụng kinh và các vấn đề khác. Lâu ngày còn dễ dẫn tới suy giảm miễn dịch, chứng tử cung lạnh không tốt cho thụ thai và sinh nở.

Thực phẩm nhiều muối, đường: Ăn nhiều muối khiến cơ thể tích trữ nước gây nên tình trạng đầy hơi, khó chịu, tích nước và natri. Vì vậy, bạn cần giảm lượng muối trong thức ăn và không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối khi đang hành kinh. Tương tự, cũng nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo. Lượng đường trong máu tăng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu. Quá nhiều đường cũng làm tăng khả năng viêm nhiễm trong khi tử cung, buồng trứng những ngày này đang nhạy cảm, tử cung mở dễ viêm hơn.

Sữa và thực phẩm từ sữa: Thực phẩm từ sữa, nhất là phô mai có thể gây đau bụng kinh và mệt mỏi, cáu giận trong những ngày “đèn đỏ”. Bởi chúng dễ phá hủy quá trình hấp thu magie trong khi magie có thể kích thích giải phóng dopamine, một chất hóa học trong não có liên quan đến tâm trạng và có thể đóng vai trò điều tiết tâm lý trong cơ thể phụ nữ, giúp cơ thể thư giãn, loại bỏ căng thẳng và giảm đau. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn dễ gây đầy bụng.

Các món cay nóng: Một số nghiên cứu cho rằng việc ăn thức ăn cay có thể tăng cường sự co bóp của cơ tử cung, dẫn đến gia tăng các cơn đau bụng và cảm giác không thoải mái. Những ngày này hệ tiêu hóa ở nữ giới cũng thường yếu đi và đồ cay nóng gây áp lực hơn cho tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn tác động xấu tới hormone cũng như tốc độ phục hồi niêm mạc tử cung nên tốt nhất là không nên ăn trong khi hành kinh.

  Uống rượu bia không chỉ khiến kỳ kinh thêm khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật về lâu dài (Ảnh minh họa)

Uống rượu bia không chỉ khiến kỳ kinh thêm khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật về lâu dài (Ảnh minh họa)

Đồ uống gây kích thích: Đồ uống có cồn, nước có ga, trà hay cà phê chứa caffeine cũng là lựa chọn tồi cho chị em vào những ngày đang có kinh nguyệt. Chúng tác động đến nội tiết tố trong cơ thể, làm thay đổi quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu mất đi trong kỳ kinh. Gây tình trạng thiếu sắt do phản ứng với photphat và khiến cơn co thắt tử cung nặng nề hơn cùng nhiều triệu chứng thể chất, tinh thần khó chịu khác.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health

Ngọc Ái

Cô gái mắc ung thư âm đạo dù chưa từng quan hệ bừa bãi, hóa ra do một thứ thường dùng trong kỳ kinh nguyệt gây họa

Cô gái mắc ung thư âm đạo dù chưa từng quan hệ bừa bãi, hóa ra do một thứ thường dùng trong kỳ kinh nguyệt gây họa

Những điều tưởng chừng vô hại nhưng nếu kéo dài cũng có thể gây họa không ngờ.