4 điều “đại kỵ” trong bữa sáng, hại sức khỏe nhưng nhiều người mắc

Đừng nghĩ rằng chỉ bỏ bữa sáng mới hại cho sức khỏe. Nếu mắc phải những sai lầm sau đây khi ăn sáng thì hại chẳng kém không ăn.

Bữa sáng khởi động quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo, nó cũng cung cấp năng lượng cần để hoàn thành công việc. Đó là một trong những lý do tại sao bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Đương nhiên, bạn không bao giờ nên nhịn bữa sáng dù bận rộn như thế nào. Tuy nhiên, bữa sáng cũng có những “đại kỵ” hại sức khỏe chẳng kém gì nhịn ăn mà bạn cần tránh sau đây:

1. Bữa sáng không đều, ăn quá sớm hoặc quá muộn

Ăn bữa sáng quá sớm không chỉ làm rối loạn các phần còn lại của dạ dày và ruột mà còn dễ chán ăn, ăn ít, trước bữa trưa sẽ đói. Còn nếu ăn sáng quá muộn hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng sẽ kém và lượng thức ăn ăn vào bữa trưa cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm gián đoạn chế độ ăn uống của bạn. Đặc biệt, thói quen ăn sáng muộn kéo dài thường xuyên sẽ gây tình trạng đầy bụng, đau dạ dày, tăng cân, tiểu đường…

  Ăn sáng quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Ăn sáng quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Bạn cũng nên ăn sáng vào khoảng thời gian cố định. Bởi nếu thường xuyên dùng bữa sáng thất thường sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bài tiết axit dạ dày, mật, insulin… Bên cạnh rối loạn, suy yếu các chức năng này thì còn gây nhiều bệnh tật, nhất là đau dạ dày, chứng khó tiêu chức năng, loét đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh tự chủ…

Thời điểm lý tưởng nhất để ăn sáng là từ 6 - 8 sáng vì lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, tiêu thụ thực phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Chỉ nên ăn sáng sau khi thức dậy khoảng 20 - 30 phút. Trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.

2. Ăn sáng quá vội hoặc vừa đi vừa ăn

Nhiều người có thói quen ăn sáng nhanh, thói quen này khiến thức ăn không được nghiền kỹ, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

Ăn sáng nhanh còn gây tình trạng trào ngược axit dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Hoặc ăn vội khi thức ăn còn nóng sẽ gây bỏng, tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.

Vì vậy, hãy thu xếp thời gian để dậy sớm và ăn sáng chậm rãi, đầy đủ. Khi bạn có thể chậm lại và thưởng thức bữa sáng, điều đó có thể giúp bạn nhận biết rõ hơn về việc mình có thực sự đói hay không và hạn chế việc ăn quá nhiều.

  Vừa đi vừa ăn sáng tuy tiết kiệm thời gian nhưng rất hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Vừa đi vừa ăn sáng tuy tiết kiệm thời gian nhưng rất hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Một số người cũng có thói quen vừa đi vừa ăn để tiết kiệm thời gian. Trong khi ăn uống, bụi bẩn, vi khuẩn, khí thải ô tô... trong không khí sẽ cùng với thức ăn xâm nhập vào cơ thể, không đảm bảo vệ sinh cũng như không an toàn. Hơn nữa, việc đi lại và ăn uống sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của dạ dày, dễ gây ra các bệnh như khó tiêu, viêm dạ dày ruột, thậm chí là sa dạ dày.

3. Dùng đồ chiên rán hoặc thức ăn vặt cho bữa sáng

Trứng chiên, gà rán, cơm chiên nhiều dầu mỡ… là những món phổ biến vào bữa sáng của người trẻ tuổi. Bởi vì không chỉ dễ chế biến mà còn ngon miệng, kích thích vị giác, cung cấp nhiều năng lượng. Đặc biệt là có thể dễ dàng đặt online hoặc ăn ngoài quán, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, rất tiếc phải nói rằng đây là 1 kiểu ăn sáng tự hại bản thân, mang bệnh tật đến gần. Ăn đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ vào buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, bao gồm cả ung thư. Nó cũng có hàm lượng calo cao và chứa nhiều chất béo và chất oxy hóa, dễ dẫn đến béo phì, các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Hơn nữa, thực phẩm chiên rán đã được xếp vào nhóm "chất gây ung thư nhóm 2A" được WHO cảnh báo nhiều năm. Vì quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao sản sinh ra rất nhiều chất gây ung thư. Phổ biến như benzopyrene, polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs) gây ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi.

Tương tự, các món ăn vặt như bánh quy, socola hay bim bim… cũng là kiểu ăn sáng rất tệ với sức khỏe. Tuy tiện lợi và nhanh chóng nhưng chúng thiếu dinh dưỡng, khó hấp thụ, gây khó tiêu. Chúng cũng nhiều chất bảo quản, nhiều muối trong khi cơ thể và hệ miễn dịch yếu hơn vào buổi sáng, lâu ngày dễ gây ảnh hưởng tới chức năng của ruột và dạ dày, gan, thận… Bên cạnh đó còn dễ gây tăng cân, tích tụ mỡ nội tạng.

4. Hâm lại thức ăn thừa từ bữa tối

Để tiết kiệm chi phí và tiện lợi, đỡ tốn thời gian, nhiều người thường ăn sáng với thức ăn thừa từ ngày hôm trước.Tuy nhiên cái giá phải trả cho thói quen này có thể là tính mạng của bản thân và gia đình bạn.

  Không nên dùng đồ ăn thừa buổi tối hâm lại làm bữa sáng (Ảnh minh họa)

Không nên dùng đồ ăn thừa buổi tối hâm lại làm bữa sáng (Ảnh minh họa)

Bởi vì đồ ăn sau khi để qua đêm sẽ tạo ra chất gây ung thư mang tên nitrit, do bị biến chất. Chưa kể đến, tủ lạnh nhà bạn thường xuyên chất nhiều đồ ăn cũng dễ tạo cơ hội lây nhiễm chéo vi khuẩn sang thực phẩm. Đặc biệt là các thực phẩm như trứng, các sản phẩm từ đậu nành, rau lá xanh, cá, hải sản…

Hãy cố gắng nấu mới bữa sáng mỗi ngày. Hoặc ít nhất là chọn các loại rau dưa như bí xanh, bí ngô, dưa chuột… vào đêm hôm trước vì chúng sản sinh ra ít nitrat hơn nhiều so với các loại rau ăn củ sau khi để lâu.

Nguồn và ảnh: Sina, Family Doctor, Eat This

Ngọc Ái

7 lợi ích từ việc ăn chocolate vào bữa sáng

7 lợi ích từ việc ăn chocolate vào bữa sáng

Chocolate đã được sử dụng từ thời cổ đại để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, và được chứng minh là "thần dược" cho chế độ ăn kiêng.