Bánh xèo quê nghèo chan chứa tình em

Mùa nước nổi, miền Tây đắm chìm giữa rừng hoa vàng điên điển. Lòng người đắm say vì món ăn, nhất là khi bạn thử qua món bánh xèo bông điên điển.

Mời anh ăn cái bánh xèo/ Hương vị quê nghèo chan chứa tình em.

Bánh xèo được nhắc đến ở đây chính là món bánh xèo bông điên điển - đặc trưng ẩm thực mùa nước nổi của miền Tây. 

Bột làm bánh xèo bông điên điển sẽ là bột gạo, pha thêm nước cốt dừa, trứng vịt đồng, bột nghệ, hành lá, gia vị.
Bột làm bánh xèo bông điên điển sẽ là bột gạo, pha thêm nước cốt dừa, trứng vịt đồng, bột nghệ, hành lá, gia vị.

Bột làm bánh xèo bông điên điển sẽ là bột gạo, được pha theo trình tự: Cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba. Phần nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh.

Khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá xắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng vịt đồng đã đánh nhuyễn vào bột để bánh giòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ giòn của bánh. 

Chuẩn bị nhân bánh. Ảnh minh họa: Internet.
Chuẩn bị nhân bánh. Ảnh minh họa: Internet.

Phần nhân bánh bao gồm: Giá (có thể thay bằng củ sắn), bông điên điển (chỉ có trong mùa nước nổi), thịt heo, tôm. Giá và bông điên điển phải rửa sạch để ráo nước. Củ sắn (củ đậu) gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi mỏng, vắt nước ráo. Đậu xanh đem ngâm và luộc chín nhưng vẫn giữ nguyên hạt, để ráo.

Thịt heo rửa sạch và xắt miếng mỏng. Tôm hay có thể dùng tép bạc đem rửa sạch. Tôm có thể để nguyên con hay xẻ làm đôi. Sau khi để ráo, lần lượt cho tôm, thịt vào chảo xào với chút dầu ăn nhằm làm chín sơ bộ và nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó được lấy ra để riêng. Tiếp tục xào nhanh điên điển hay củ sắn. Chú ý là không nên xào bông điên điển quá lâu vì đây là loại rau rất nhanh chín và có thể ăn sống.

Bánh xèo bông điên điển với phần nhân bánh hấp dẫn.
Bánh xèo bông điên điển với phần nhân bánh hấp dẫn.

Sau đó, đặt chảo lớn trên bếp than nóng, đổ chút dầu ăn hoặc mỡ lên trên, dùng cành lá chuối cắt khúc vừa cầm tay, chẻ một đầu cho hơi toe để di chuyển dầu mỡ tan chảy đều khắp mặt chảo. Điều đặc biệt ở bánh xèo của người miền Tây là dùng cành lá chuối thay cho đôi đũa. Có lẽ đây là nét văn hoá do cuộc sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên của người miền Tây.

Khi mỡ tan chảy vừa đủ hoặc dầu ăn đã nóng, trán đều mặt chảo, để lửa riu riu thì cho khoảng 1 chén bột vào, tráng bột mỏng tròn đều trên mặt chảo, cho đậu xanh vào ngay để đậu bám vào bột, đậy nắp lại và xoay chảo nghiêng dần theo 3 hướng để phần rìa bánh xèo được chín đều và giòn. Khi bánh xèo gần chín thì cho thịt xào với bông điên điển, tôm, củ sắn thái sợi đã xào và giá đỗ vào, tiếp tục đậy nắp đến vừa lúc chín thì dùng xẻng gấp đôi bánh lại và lấy ra trưng bày lên đĩa.

Bánh xèo bông điên điển có thể ăn kèm với rau sống hoặc các loại rau rừng.
Bánh xèo bông điên điển có thể ăn kèm với rau sống hoặc các loại rau rừng.

Bánh xèo bông điên điển có thể ăn kèm với rau sống hoặc các loại rau rừng như cát lồi, lụa, cách, nhàu… Để thưởng thức món bánh ngon không thể không kể đến nước chấm. Nước chấm thường là sự kết hợp của nước mắm ngon, chanh, ớt, đường, bột ngọt. Ngoài ra, món này có thể ăn kèm với đồ chua như cà rốt, đu đủ, củ cải trắng…

Vị chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi của loài hoa điên điển hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, vị thanh mát của củ sắn, vị chan chát của rau rừng, vị cay của ớt cùng nước mắm chua ngọt... hứa hẹn sẽ mang đến cho thực khách hương vị bánh xèo mới lạ hấp dẫn đến khó quên…

AN LY (t/h)

'Đi đâu cũng nhớ quê mình, cá linh kho mía ấm tình miền Tây'.

"Đi đâu cũng nhớ quê mình, cá linh kho mía ấm tình miền Tây".

Có nhiều món ngon từ cá linh như: canh chua cá linh điên điển, cá linh kho sả ớt hoặc cá linh kho mía chỉ có ở miền Tây.