Bị hơn 10 khối nấm mọc trong mũi vì thói quen nhiều người mắc

Sau khi đau đầu, mặt sưng tấy, người phụ nữ đến bệnh viện kiểm tra phát hiện xoang bướm có bóng mờ, phẫu thuật bác sĩ lấy ra hơn 10 khối nấm.

Cô Bàn (ngoài 30 tuổi, ở Tứ Xuyên, Trung Quốc) vốn bị viêm xoang cách đây 6-7 năm, khi đó, chụp MRI phát hiện trong xoang bướm có bóng mờ nhưng cô không đủ can đảm để phẫu thuật. Gần đây, bệnh viêm mũi của cô lại tái phát, cơn đau đầu ngày càng trầm trọng, thậm chí mặt của cô còn trở nên sưng tấy nên cô quyết định đi khám.

Tiến hành phẫu thuật, bác sĩ đã lấy ra 10 khối nấm từ xoang bướm của cô Bàn. Được biết, đây được gọi là tình trạng viêm xoang do nấm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở trường hợp của cô Bàn, nấm đã phát triển thành khối, choán đầy trong xoang, gây tổn thương các thành xoang, rất may là nó chưa xâm lấn sang những cơ quan lân cận như hốc mắt, sọ não.

Sau phẫu thuật, mũi của cô Bàn được nhét bông gòn và cô chỉ có thể thở bằng miệng. Hiện cô đã được xuất viện nhưng thời gian hồi phục sau phẫu thuật sẽ còn khá lâu. Theo các bác sĩ chia sẻ vởi cô Bàn, tình trạng bệnh của cô hóa ra bắt nguồn từ thói quen thích ngoáy mũi bằng các ngón tay của mình mà cô đã duy trì suốt nhiều năm nay.

Mũi của cô Bàn sau khi phẫu thuật
Mũi của cô Bàn sau khi phẫu thuật

Những nguy hại của việc ngoáy mũi bằng tay

Hành động ngoáy mũi không chỉ giúp hơi thể êm dịu mà còn khiến cơ thể và tinh thần bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tác động giống như việc gãi ngứa vì dưới niêm mạc mũi có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh phân bổ. Bộ não cũng sẽ ghi lại trải nghiệm thú vị đó và thôi thúc bạn ngoáy mũi thêm nữa.

Tuy nhiên, hành động ngáy mũi bằng tay lại có thể đem đến nhiều nguy hại cho sức khỏe của bạn.

1. Gây nhiễm trùng

Vi khuẩn có thể được mang giữa các móng tay của con người, khi ngoáy mũi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào lỗ mũi trước và các bộ phận khác của mũi, gây nhiễm trùng mũi, viêm tiền đình mũi, mụn nhọt...

Ngoài ra, ngoáy mũi cũng gây tổn thương nhẹ cho niêm mạc mũi. Không chỉ làm giảm chức năng phòng thủ của khoang mũi, tình trạng kích ứng lâu dài còn có thể gây nhiễm trùng.

Nghiêm trọng hơn, ở vùng tam giác chết trên khuôn mặt, nhiễm trùng mủ có thể xâm nhập vào xoang hang trong hộp sọ qua các tĩnh mạch trước, mắt trên và dưới nhãn cầu, gây viêm xoang hang và cuối cùng dẫn đến "hội chứng huyết khối xoang hang", nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao.

2. Niêm mạc mũi dễ bị tổn thương

Như đã nói ở trên, niêm mạc mũi rất nhiều mao mạch, dùng ngón tay ấn mạnh và thường xuyên dễ gây tổn thương hoặc chảy máu, hơn nữa một số trường hợp có thể chảy máu liên tục và phải mất từ 1 đến 2 tuần mới hồi phục hoàn toàn. Những người thích chảy máu cam nên chú ý hơn và ngừng ngoáy mũi quá mạnh.

3. Lông mũi bị hư tổn

Lông mũi chính là rào cản cuối cùng ngăn chặn bụi bẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Ngoáy mũi sẽ làm tổn thương lông mũi, không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn dễ làm viêm nang lông. 

4. Gây tổn hại đến ngoại hình

Việc ngoáy mũi lâu ngày sẽ khiến lỗ mũi to ra và làm mũi bị biến dạng nên bạn nên hạn chế ngoáy mũi bằng tay.

Bị hơn 10 khối nấm mọc trong mũi vì thói quen nhiều người mắc

Cách làm sạch mũi an toàn

Bạn có thể làm sạch lỗ mũi một lần vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối, tốt nhất là bằng vòi nước chảy. Nó không chỉ có thể ngăn ngừa khô và ngứa lỗ mũi mà còn có thể bảo vệ mũi của bạn.

Sau khi rửa mặt, hãy dùng ngón trỏ để làm sạch phần bên trong và phần trên của lỗ mũi, đồng thời dùng vùng da của ngón đeo nhẫn để làm sạch phần bên ngoài và phần dưới của lỗ mũi.

Nếu có nước mũi, hãy nhúng tăm bông mềm vào nước hoặc nước muối loãng rồi nhẹ nhàng đưa vào khoang mũi để lấy ra.

Nếu có gỉ mũi, bạn có thể làm sạch khoang mũi bằng nước muối để làm mềm, sau đó làm sạch bằng tăm bông.

Lưu ý: Nếu mũi chỉ thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu thì bạn có thể tự làm sạch, nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện để khám kịp thời và được kê đơn thuốc phù hợp, đừng tùy tiện làm gì với mũi!

Nguồn và ảnh: Toutiao, Healthline

Mỹ Diệu

Lưu ngay 5 món ăn bổ máu giúp phục hồi sức khỏe

Lưu ngay 5 món ăn bổ máu giúp phục hồi sức khỏe

Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi....