Vương Cương chưa đầy 30 tuổi, còn độc thân và sống cùng bố mẹ. Là con một trong gia đình khá giả, Vương Cương thừa nhận mình không phải chịu nhiều áp lực kinh tế như bạn bè cùng trang lứa khác. Công việc của anh cũng không quá vất vả, nhưng lúc nào trông cũng mệt mỏi vì thức khuya đã nhiều năm.
Nói về thói xấu thức khuya của mình, Vương Cương chia sẻ dù biết nó không tốt cho sức khỏe nhưng đã cố gắng nhiều năm vẫn chưa bỏ được. Từ thời sinh viên, anh đã thường xuyên chơi game online tới 1, 2 giờ sáng. Sau này mạng xã hội và các loại game mobile ngày càng phát triển khiến Vương Cương khó chống lại cám dỗ. Nhất là khi bạn bè của anh cũng thường xuyên thức khuya và kết nối với nhau thông qua mạng internet vào thời điểm này.
Hai ngày trước, 10 giờ sáng vẫn chưa thấy Vương Cương đi làm nên mẹ anh lo lắng, liên tục gọi lớn và lên phòng đánh thức con trai. Vừa mở cửa bà thấy con trai mình nằm trên giường trong tình trạng khó thở, miệng méo xệch cố nói nhưng không ra tiếng. Nửa người bên trái không thể cử động, nước tiểu không tự chủ mà chảy ra ở phần thân dưới.
Chàng trai bị xuất huyết não vì thường xuyên thức khuya chơi game và nghịch điện thoại (Ảnh bệnh viện cung cấp) |
Bà hoảng hốt vừa gào khóc gọi chồng vừa cố gắng nâng con dậy. Chưa đầy 20 phút sau, xe cấp cứu đã đưa Vương Cương tới Bệnh viện não Donglei Thượng Hải (Trung Quốc). Kết quả chụp CT cho thấy Vương Cương bị chảy máu nội sọ ồ ạt, chẩn đoán mắc chứng đột quỵ xuất huyết, thường được gọi là xuất huyết não.
Ngay sau đó, Tiến sĩ Pu Benfang từ Khoa Phẫu thuật Thần kinh của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho Vương Cương. May mắn là không bỏ lỡ giờ vàng cấp cứu trong đột quỵ nên anh đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, nửa người bên trái mà đặc biệt là chân trái của anh có tiên lượng không tốt, nguy cơ tàn tật là rất cao. Khả năng ngôn ngữ của anh cũng rất khó có thể trở lại như trước khi bị đột quỵ.
Tiến sĩ Pu cho biết: “Xuất huyết não là một căn bệnh nguy hiểm, khởi phát cấp tính và tiến triển nhanh, có thể dẫn đến liệt tứ chi, suy giảm khả năng nói, suy giảm nhận thức, suy nhược tinh thần và các triệu chứng khác với tỷ lệ tử vong và tàn tật cao. Điều đáng lo là bệnh này đang trẻ hóa rất nhanh do lối sống không lành mạnh, sự chủ quan với sức khỏe ở người trẻ tuổi. Trong đó, thức khuya lâu ngày là một trong những thói xấu phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh này”.
Ông giải thích: “Theo sinh lý cơ thể và nhịp sinh học của con người thì ban đêm là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi của các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Thức khuya đi ngược lại nhịp sinh học bình thường, gây căng thẳng tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh, gây rối loạn chuyển hóa, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ.
Thức khuya thường xuyên còn khiến não cần được tưới máu nhiều hơn, áp lực bơm máu lên não càng tăng, khiến huyết áp tăng vọt, tạo một lực tác động lên thành mạch máu não lớn quá mức, hậu quả có thể dẫn đến vỡ mạch máu não. Đồng thời, thói xấu này cũng làm suy giảm miễn dịch, não bộ suy giảm chức năng. Khi vận động đột ngột, lượng máu bơm mạnh đột ngột, dễ gây tai biến mạch máu não”.
Thức khuya lâu ngày ngoài dễ gây đột quỵ còn làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật nguy hiểm khác (Ảnh minh họa) |
Đối với Vương Cương, ngoài thức khuya nhiều năm, anh còn là người lười vận động. Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ông cũng cảnh báo thức khuya gây hại cho mọi cơ quan trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu thì cần ngủ sớm hoặc ít nhất là ngủ trước 23 giờ. Nên ngủ ít nhất 6 tiếng và không quá 10 tiếng một ngày, trong đó 80% giấc ngủ là ban đêm. Sẽ càng tốt hơn nếu bạn rèn luyện được thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn trong khoảng thời gian cố định, không dùng các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ.
Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor
Phản diện "Nữ hoàng nước mắt" Park Sung Hoon: Bố đột quỵ, từng phải sống trong căn hộ như tầng hầm
Chẳng phải "phú ông" như thiên hạ đồn đại, nam thứ của "Nữ hoàng nước mắt" lại có cuộc sống vô cùng khó khăn suốt một thời gian dài.