Chuyên gia dự báo đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài và tồi tệ hơn trước

Số người chết vì Covid-19 trong vài tuần tới sẽ vượt con số 1,8 triệu ca được ghi nhận trong cả năm 2020.

Ấn Độ tiếp tục báo cáo số ca nhiễm mới kỷ lục với hơn 412.000 ca mới trong ngày 6/5, nâng tổng số ca lên hơn 21 triệu. Từ Nepel tới Iran, Uruguay và Argentina, hệ thống y tế đều đang chịu áp lực lớn khi bệnh nhân đổ về ngày một nhiều. 

Tính từ đầu năm nay, hơn 1,4 triệu ca tử vong Covid-19, trung bình khoảng 13.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày trên toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng số ca tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều con số được báo cáo chính thức.

Chuyên gia dự báo đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài và tồi tệ hơn trước

Vào đầu năm nay, châu Âu và Bắc Mỹ vẫn nằm trong tâm bão Covid-19. Đến nay châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi chiếm 78% và 72% tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19.

Mỹ và nhiều khu vực ở châu Âu đang hướng tới hồi sinh nền kinh tế và một mùa hè với các biện pháp hạn chế được nới lỏng hoặc dỡ bỏ, khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao. Tuy nhiên giới quan sát nhận định thay đổi này có thể không là vĩnh viễn. 

Những biến thể có thể né vaccine xuất hiện ở các vùng dịch khác có thể quay trở lại phương Tây. Các chuyên gia cho rằng các nước phương Tây cần giúp đỡ nước đang phát triển kiểm soát đại dịch bằng cách hỗ trợ tiền, chuyên môn, thuốc men và quan trọng nhất là vaccine. 

"Dịch bệnh đã vượt kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới và có khả năng sắp mất kiểm soát ở những nơi đã từng thoát nạn", Martin McKee, giáo sư y tế cộng đồng châu Âu tại Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London, nói.

Thiếu hụt vaccine do nhiều nước giàu đã nhanh chóng đặt mua số lượng lớn cũng khiến nhiều nước nghèo khó thúc đẩy chiến dịch tiêm chủngTại Mỹ, 45% dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine và tỷ lệ của Liên minh châu Âu là 25%, trong khi tỷ lệ này ở Nam Mỹ và châu Á lần lượt là 12% và 4%. Chưa tới 1% dân số châu Phi được tiêm chủng.

Mỹ ngày 5/5 tuyên bố sẽ miễn trừ tạm thời quyền sỡ hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 nhằm thúc đẩy sản xuất nguồn cung cho thế giới. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định phải mất nhiều tháng nữa để các nước đang phát triển có thể được hưởng lợi từ quyết định này.

"Điều quan trọng là giảm số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt. Đó là nguyên nhân khiến quốc gia này têt liệt, hủy hoại nền kinh tế và hệ thống y tế", Daniel Goleniuk, giám đốc nhóm bệnh viện của Uruguay tại Rivera, giáp biên giới Brazil, cho hay.

Nhiều mô hình Covid-19 dự báo đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi số ca nhiễm và tử vong bắt đầu giảm.

Thanh Mai

50 người giàu nhất Đài Loan năm 2021: Bùng nổ nhờ xuất khẩu, vận may tăng vọt giữa đại dịch COVID-19

50 người giàu nhất Đài Loan năm 2021: Bùng nổ nhờ xuất khẩu, vận may tăng vọt giữa đại dịch COVID-19

Trong khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn cuộc sống và nền kinh tế trên khắp thế giới, Đài Loan phần lớn vẫn "bình yên vô sự". Các biện pháp phòng ngừa nhanh chóng để giải quyết COVID-10 đã giúp ích rất nhiều cho đất nước này.