Giờ học của học sinh: Làm sao để cân bằng giữa thực tế cuộc sống và chương trình học?

Nhiều phụ huynh bày tỏ mong muốn lùi thời gian vào học để con trẻ không quá cập rập, vội vàng mỗi sáng. Giờ vào học hiện tại là quá sớm khiến không ít em học sinh không kịp ăn sáng đàng hoàng, phải ăn vội vàng khi ngồi trên xe, ngủ gật khi đến lớp,... 

Theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội khung giờ vào học của các trường tiểu học bắt đầu từ 7h45, đối với cấp THCS và THPT sớm nhất là 7h đến 7h15. Hiện tại các trường trên địa bàn Hà Nội gần như đều thực hiện đúng quy định này, hiếm có trường nào có giờ học muộn hơn so với quy định. Với khối THCS và THPT các em học sinh cần có mặt ở trường trước 7h15 để bắt đầu vào tiết học.

Thời gian gần đây, nhiều tranh luận đã nổ ra xung quanh vấn đề này.

Nhiều phụ huynh cho rằng hiện tại giờ học của học sinh là quá sớm, và có mong muốn lùi thời gian vào học để con trẻ không quá cập rập, vội vàng mỗi sáng. Thực tế hiện nay, theo phản ánh của nhiều học sinh và phụ huynh, giờ vào học quá sớm khiến nhiều học sinh không kịp thời gian ăn sáng, ngủ gật khi đến lớp, ảnh hưởng tới chất lượng tiết học.

  Học sinh có xu hướng thiếu ngủ khi phải vào học sớm

Học sinh có xu hướng thiếu ngủ khi phải vào học sớm

Những vấn đề thực tế

Mỗi ngày chị Trang (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng cho con trai chị, sau đó vội vàng đưa con tới trường để kịp tới công ty. Khi biết có khả năng giờ học của học sinh sẽ được lùi xuống để các em học sinh có thể ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ đảm bảo sức khỏe trước khi tới trường.

Chị Trang chia sẻ: “Để con có sức khỏe tốt là điều bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn. Nhưng ở công ty chị bắt đầu làm việc từ 7h30, nhà ông bà đều đã lớn tuổi không ai có thể giúp đưa cháu đi học hoặc có thể thuê người đưa đi nhưng cũng rất tốn kém. Nên giờ học được đẩy lùi xuống 8h thì chị sẽ không thể đưa con đi học được, mà đưa con tới trường trước cả tiếng đồng hồ thì gia đình lại không yên tâm.”

Cũng giống như trường hợp của chị Trang, anh Đào Xuân Thủy (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng có cùng ý kiến không thể lùi giờ học quá muộn. Gia đình anh hai vợ chồng đều làm công nhân, ông bà cũng ở quê không thể giúp đỡ anh chị. “Nhà anh hiện đang có hai bạn sinh đôi đều học cấp 2, may mắn là ở trường có cho ăn bán trú nên gia đình để hai bạn cùng ăn bán trú vì thời gian làm việc của hai vợ chồng anh không thể đón con được. Nếu học muộn hơn thì nhà anh không ai có thể đưa hai cháu đi học, để con tự đi thì gia đình lại thấy nguy hiểm vì từ nhà tới trường cách nhau 3km hoặc có thể gia đình phải cho hai cháu về quê học để ông bà chăm sóc.”, anh Thủy cho hay.

  Học sinh cần tập trung từ buổi sáng sớm để kịp giờ vào học

Học sinh cần tập trung từ buổi sáng sớm để kịp giờ vào học

Ngoài ra vẫn có những phụ huynh đồng ý với vấn đề lùi giờ học, vì gia đình có thể đưa đón con đi học hoặc nhà gần trường các bạn học sinh có thể đi bộ tới trường. Bà Nguyễn Thị Phúc (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ : “Nhà gia đình có ông bà còn giúp đưa đón cháu và nhà cũng gần trường nếu lớn hơn cháu cũng có thể đi bộ đi học. Việc đẩy lùi giờ học sẽ giúp cháu không cần dậy từ 6h30 để chuẩn bị đi học và ăn uống đầy đủ vào buổi sáng”.

Khi khảo sát về vấn đề này, phụ huynh cũng bày tỏ rất nhiều băn khoăn về vấn đề này. Chị Lê Diệu Anh (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là trưởng ban phụ huynh của lớp con chị đang theo học tại một trường THCS trên địa bàn quận. “Chị nhận được rất nhiều ý kiến của các phụ huynh trong lớp con chị theo học về vấn đề này. Họ bày tỏ con mình phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đi học vì nhà xa trường. Điều này làm chị rất bất ngờ vì nếu đúng tuyến học thì các trường đều được phân bổ rất hợp lý, xa nhất cũng cũng không quá 5km. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe của các con, vợ chồng chị cũng ưu tiên chọn những trường gần nhà để gia đình đỡ vất vả”, chị Diệu Anh bày tỏ.

Ngoài ra còn có nhiều phụ huynh cũng có những ý kiến khác về vấn đề này. Cho rằng việc trẻ em mệt mỏi khi dậy sớm là do buổi tối không ngủ sớm dẫn đến thiếu ngủ gây mệt mỏi. Chị Diệu Anh cho hay: “Các con ngoài thời gian sau khi hoàn thành bài tập, có những gia đình cha mẹ chưa thật sự sát sao con cái, nên có những lúc trẻ ngủ rất muộn. Nếu các con ngủ muộn thì việc đẩy lùi giờ học là vô nghĩa.”

  Phụ huynh đợi đón các em học sinh tan trường

Phụ huynh đợi đón các em học sinh tan trường

Những vấn đề liên quan đến chương trình học

Từ cấp THCS trở lên là các bạn học sinh phải đi học sớm. Khi được hỏi về vấn đề này các em học sinh cũng có ý kiến của riêng mình. Em Phong, một học sinh đang học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng cho hay: “Từ khi lên lớp 6 mỗi ngày em phải dậy sớm hơn rất nhiều so với lúc em vẫn học tiểu học. Ngoài ra bài tập cũng nhiều hơn nên cần nhiều thời gian học bài hơn.”

Em Diệu Anh là học sinh lớp 9 bày tỏ rằng: “Năm nay là năm cuối cấp, em có rất nhiều bài tập phải làm mỗi ngày đều học rất muộn. Nhà em cũng khá xa trường, mỗi sáng đi học em không kịp ăn sáng và thiếu ngủ nên khi đến trường học cũng rất mệt mỏi. Việc đi học muộn hơn là đa số học sinh chúng em đều mong muốn”.

Như vậy nếu muốn thay đổi giờ học hay giúp học sinh có thể thích ứng với giờ học như hiện tại, trường phải nỗ lực để giảm bớt gánh nặng bài vở cho học sinh và xóa bỏ những mặt trái của việc dạy thêm. Ngoài ra, gia đình cũng cần sự hợp tác tích cực của các em, quan tâm đến thời gian, nội dung sử dụng máy tính và quản lý, rèn luyện thói quen tự giác, tự chủ cho con em mình. Điều này giúp buổi sáng đi học không phải là gánh nặng, sự gò bó hay sợ hãi mà luôn mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho các em học sinh

PV

Sau khi tấn công hạm đội Biển Đen, NATO kêu gọi Nga quay lại thỏa thuận ngũ cốc

Sau khi tấn công hạm đội Biển Đen, NATO kêu gọi Nga quay lại thỏa thuận ngũ cốc

Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina đang thúc đẩy thực hiện thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen với kế hoạch vận chuyển 16 tàu vào thư Hai, bất chấp việc Nga rút khỏi hiệp ước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraina ra thị trường thế giới.