Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa phát triển thành công một loại ong robot siêu nhỏ có khả năng thụ phấn cho cây trồng trong các trang trại thẳng đứng. Đây được xem là một giải pháp đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp và robot sinh học.
![]() |
Theo công bố trên tạp chí Science Robotics, robot ong này chỉ nặng 750 mg nhưng được đánh giá là linh hoạt vượt trội so với các robot bay siêu nhỏ (MAV) trước đây. Điểm đặc biệt nằm ở cơ chế đập cánh mô phỏng côn trùng thật, với các khớp cánh được thiết kế để giảm ứng suất cơ học lên độ cong của cánh nhân tạo giúp hạn chế hư hỏng và kéo dài tuổi thọ. Điều này cũng khiến robot có thể di chuyển nhanh và bền bỉ hơn.
Không chỉ có khả năng bay ổn định, robot ong còn có thể thực hiện các thao tác phức tạp như nhào lộn trên không và bay theo quỹ đạo chính xác. Thời gian bay tối đa lên tới gần 17 phút, trong khi tốc độ bay trung bình đạt 35 cm/giây – mức nhanh nhất so với các robot côn trùng có cùng kích cỡ.
![]() |
Các trang trại thẳng đứng đang trở thành một xu hướng quan trọng nhằm tăng sản lượng lương thực và mở rộng quy mô nông nghiệp. |
Các trang trại thẳng đứng đang trở thành một xu hướng quan trọng nhằm tăng sản lượng lương thực và mở rộng quy mô nông nghiệp trong bối cảnh dân số thế giới dự kiến vượt 9 tỷ người vào năm 2050. Tuy nhiên, khoảng 1/3 các loại cây trồng cần thụ phấn để phát triển, trong khi ong nuôi gặp khó khăn khi thích nghi với môi trường ánh sáng nhân tạo. Việc thụ phấn thủ công cũng tốn kém cả về chi phí lẫn thời gian.
Chính vì vậy, ong robot đang được kỳ vọng trở thành giải pháp tiềm năng giúp tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung thực phẩm bền vững trong tương lai.
Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bằng cá và ruồi biến đổi gen
Thí nghiệm cho thấy độc chất thủy ngân đã được chuyển hóa và bốc hơi khỏi cơ thể các sinh vật này.