Năm ngoái về nhà ăn Tết, vợ chồng tôi tốn đến nửa năm tiền lương, nghĩ đến năm nay tôi lại RÙNG MÌNH SỢ HÃI

Nhiều người cho rằng, về nhà ăn Tết có thể tiết kiệm hơn. Nhưng thực tế thì khác.

Một vài cha mẹ thấy tiếc và thương con vì kiếm tiền không dễ nên thường khuyên con không cần mua đồ mỗi khi về thăm nhà. Tuy nhiên, cũng có 1 số ít bậc phụ huynh sẽ ép con mua cái này, muốn con mua cái kia để khoe khoang với hàng xóm láng giềng, đặc biệt là trong những ngày lễ Tết. Câu chuyện hôm nay được vợ chồng chị T. (quê ở Bắc Ninh) chia sẻ là 1 ví dụ cho điều đó.

***

Vợ chồng chị T. đã kết hôn được 2 năm. Năm nay, bố mẹ chồng chị T. sang nhà em chồng cô đón Tết nên vợ chồng cô quyết định về ăn Tết nhà ngoại.

Sau khi đưa ra quyết định về nhà, chị T. đã gọi điện cho chị cả và hỏi chị có về không. Trước kia chị cả của T cũng về nhà bố mẹ đẻ đón Tết. Nếu hai chị em có thể về ăn Tết thì bố mẹ sẽ rất vui. Nhưng chị cả nói không thể về được vì tài chính không cho phép. Điều đó đã khiến chị T rất tiếc nuối.

Năm ngoái về nhà ăn Tết, vợ chồng tôi tốn đến nửa năm tiền lương, nghĩ đến năm nay tôi lại RÙNG MÌNH SỢ HÃI

"Tôi đã tiêu rất nhiều tiền vào ngày đầu tiên tôi trở về nhà bố mẹ đẻ", chị T. nói.

2 vợ chồng chị T về nhà bố mẹ đẻ vào ngày 27 Tết. Khi biết tin, bố mẹ chị T. đã mở cửa chào đón họ từ sớm. Nhưng sau khi về đến nhà, chị T. mới thấy, trong nhà chưa dọn dẹp bất cứ thứ gì, chăn ga cũng chưa giặt, đồ ăn cũng chưa nấu dù khi đó đã quá 12h trưa.

Chị T cũng không nghĩ gì mà vui vẻ thay đồ rồi đi nấu mì để ăn trưa. Nghỉ ngơi 1 lúc là bắt đầu công cuộc dọn dẹp nhà cửa. Chị T. vốn định buổi chiều sẽ giặt hết ga trải giường, nhưng mẹ chị đã ngăn cản, bảo chị đưa em trai đi mua quần áo. Không nói gì, chị T cùng chồng chở em trai đi mua quần áo.

Chọn 1 địa chỉ bán đồ hàng hiệu, em trai chị T vui vẻ chọn lấy 2 bộ đồ thể thao, mỗi bộ có giá hơn 2 triệu đồng. Chị nghĩ rằng bản thân cũng không thường xuyên mua quần áo cho em trai nên đã ngay lập tức đồng ý.

"Nhưng sau khi mua quần áo, tôi còn phải mua hai đôi giày thể thao giá hơn 5 triệu đồng", chị T. chia sẻ.

Sau khi mua quần áo, em trai chị lại nói điện thoại di động của mình đang bị lỗi, hiện không dùng được, đồng thời yêu cầu chị gái mua cho mình một chiếc điện thoại di động mới. Sau khi đồng ý, người em liền nói muốn mua một chiếc điện thoại di động iPhone 15 Promax.

Tiêu nhiều tiền như vậy chỉ trong 1 buổi chiều, chị T. cảm thấy có chút đắn đo. 2 vợ chồng đang định lái xe đưa em trai về nhà thì mẹ cô lại gọi điện nói rằng TV ở nhà hỏng đã lâu, không thể sửa được. Cả 2 lại vội vàng đi tìm mua 1 chiếc tivi mới.

Tới siêu thị điện máy, chồng chị T thích 1 chiếc TV 55 inch có giá khoảng 9 triệu đồng. Tuy nhiên, em trai của chị cho rằng chiếc TV quá nhỏ và nhất quyết mua một chiếc 75 inch. Chị T. nghĩ rằng phòng khách ở nhà không lớn nên nếu mua một chiếc TV lớn như vậy cũng không thích hợp. Vậy nên người em trai đã gọi điện về cho mẹ, mẹ chị T bảo hãy mua 1 chiếc TV 75 inch như gợi ý của cậu em trai. Chiếc TV này có giá 16.770.000 đồng.

Khi họ trở về cũng là lúc trời tối, trên bàn ăn đã chuẩn bị sẵn bữa ăn, mẹ T. không ngừng khen ngợi chị vì đã "chịu chi" cho gia đình như vậy. Tuy nhiên, chị T. thực chất cảm thấy không thoải mái lắm. 2 vợ chồng chị chỉ là nhân viên văn phòng bình thường, mức lương không cao, lại sinh sống ở thành phố nên chi tiêu mỗi tháng không hề nhỏ. Cả 2 phải tiết kiệm mới dư ra được 1 chút nhưng chỉ trong 1 buổi chiều đã tiêu hơn 60 triệu.

Vào ngày mùng 3, mọi người đến nhà chúc Tết. Ai cũng mang theo con cháu, rất đông vui. Mẹ T. lặng lẽ gọi chị vào phòng, hỏi đã chuẩn bị lì xì chưa. Chị T đã chuẩn bị mỗi bao lì xì 50.000 đồng nhưng mẹ chị không đồng ý. Muốn số tiền tối thiểu cũng phải là 100.000 đồng.

Năm ngoái về nhà ăn Tết, vợ chồng tôi tốn đến nửa năm tiền lương, nghĩ đến năm nay tôi lại RÙNG MÌNH SỢ HÃI

"Sau khi nghe mẹ nói, tôi có chút lo lắng khi trở về lần này không mang theo nhiều tiền mặt", chị T. cho biết dịp Tết nhà mình thường có rất nhiều người thân và trẻ em đến chúc mừng. Chưa kể, chị T. cũng phải đi thăm họ hàng và tốn rất nhiều tiền vào việc mua quà cáp.

Sáng sớm hôm sau, mẹ T. nói sẽ đưa chị đi chúc Tết họ hàng, nhưng trước khi ra ngoài, mẹ chị lại bảo đi siêu thị mua một ít quà.

"Tôi mua 10 phần quà biếu nhưng mẹ vẫn muốn vợ chồng tôi mua thêm", lúc này chị T. cho biết mình cảm thấy rất lo lắng khi nhìn số dư trên điện thoại di động của mình chỉ trong vài ngày sau khi trở về. Khi đó, dù chồng không than phiền bất cứ điều gì nhưng chị tỏ ra lo lắng ra mặt.

Những ngày Tết, người mẹ đều bảo chị T. ra chợ mua đồ vào mỗi buổi sáng. Chị nghĩ rằng chỉ cần 1 bữa ăn đơn giản là đủ nhưng mẹ không đồng ý.

"Mỗi ngày 2 vợ chồng tôi phải lái xe đi khắp nơi để mua đồ. Mỗi lần đi đều tốn cả triệu bạc", chị T. nói.

Sau khi về nhà ăn Tết, 2 vợ chồng chị đã tiêu hết nửa năm tiền lương của cả 2. Ngồi hạch toán sơ qua, chồng chị T. lúc này đã bắt đầu khó chịu và muốn trở về thành phố. Cuối cùng, cả 2 quyết định về nhà vào ngày mùng 4 Tết.

Lúc chuẩn bị rời đi, chị T. vẫn không khỏi bất an, sợ mẹ sẽ bảo mình mua thêm món đồ gì đó. Nghĩ lại Tết năm ngoái, chị T. cho biết chưa năm nào 2 vợ chồng chị tiêu nhiều tiền đến thế. Chị T thậm chí không dám liệt kê hết các khoản vì nhìn vào sẽ cảm thấy vô cùng sốt ruột.

Thực tế, những trường hợp như chị T. không hiếm. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của Tết Nguyên đán là để gia đình đoàn tụ. Đây là thời gian nghỉ ngơi vất vả sau một năm làm việc vất vả, Vậy nên, cha mẹ nên trân trọng khoảng thời gian tuyệt vời được đoàn tụ với con cái, và đừng ép buộc con cái làm những điều chúng không muốn. Việc tiêu tiền để kiếm thể diện cho bản thân vốn là điều vô nghĩa.

Lam Anh

Không có tiền chi tiêu, tôi quyết định đập lợn đất và choáng váng khi thấy cả tập 500 nghìn bên trong

Không có tiền chi tiêu, tôi quyết định đập lợn đất và choáng váng khi thấy cả tập 500 nghìn bên trong

Chưa bao giờ tôi bỏ tiền mệnh giá lớn vào lợn, vậy ai là người cho tiền vào đó?

Đọc nhiều nhất