Thanh niên là những nhân tố tạo sự thay đổi, người đi tiên phong, mang trong mình nhiều sự sáng tạo, có sức trẻ, được tiếp cận với bình đẳng giới qua nhiều phương tiện truyền thông, bên cạnh đó họ còn có sự giao thoa giữa nhiều thế hệ, là đối tượng và là nguồn lực có thể hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi bền vững về nhận thức và hành vi của xã hội đối với các vấn đề bạo lực giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Mặc dù vậy, thanh niên cũng gặp không ít khó khăn khi tiếp cận những vấn đề liên quan đến bạo lực giới và bình đẳng giới: Vì tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau như nguồn tin chính thống cũng như những thông tin không chính thống, người trẻ chưa có kiến thức chuyên môn nên dễ bị thao túng bởi những thông tin giả. Về quan điểm chính trị, thanh niên cũng dễ bị lôi kéo bởi những quan điểm chính trị khác nhau. Giấy tờ thủ tục cũng là một vấn đề nan giải của thanh niên. Họ không có đủ tư cách pháp lý, ngoài ra họ còn thiếu tài chính và khó khăn trong việc xây dựng niềm tin…
Tối 10/3, tại Hà Nội, Dự án Hy Vọng được BATIK International, CSAGA, Planète Enfants & Développement Vietnam, SCDI đồng phối hợp tổ chức buổi “Liên hoan tổng kết Dự án Hy Vọng” với sự tài trợ địa điểm của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. |
Đó là những chia sẻ của các thanh niên, các thành viên câu lạc bộ Nhân tố thay đổi trong buổi “Liên hoan tổng kết Dự án Hy Vọng” diễn ra tại Đại sứ quán Pháp vào tối 10/3 vừa qua.
Dự án Hy Vọng là dự án thúc đẩy các biện pháp ứng phó hiệu quả cho vấn đề bạo lực trên cơ sở giới thông qua nhiều tác độnghuớng can thiệp. Dự án Hy Vọng được BATIK International (Một tổ chức Phi chính phủ của Pháp), CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên), Planète Enfants & Développement Vietnam (Tổ chức Trẻ em & Phát triển), SCDI (Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng) đồng phối hợp tổ chức với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam, RAJA Foundation. Hợp phần 1 cũng là hợp phần quan trọng nhất của dự án giai đoạn 1 tập trung vào đối tượng sinh viên, thanh niên Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bắt đầu triển khai từ năm 2019, dự án Hy vọng đã xây dựng các câu lạc bộ sinh viên tại một số đơn vị, trường đại học trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: Đại học Xây dựng (NUCE), Đại học Giao thông Vận tải (UTC), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (USSH), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC), Học viện Phụ nữ Việt Nam…nhằm cung cấp cho các bạn trẻ kiến thức nền tảng để nhận thức được các khái niệm và cách ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Ngoài việc được tham gia tập huấn, các thành viên câu lạc bộ nhân tố thay đổi còn cùng nhau thực hiện các tiểu dự án nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới.
Chị Đặng Thu Phương - Quản lý dự án Hy vọng báo cáo kết quả 3 năm đầu triển khai Dự án |
Qua 3 năm đầu tiên triển khai dự án Hy vọng, 13 Câu lạc bộ sinh viên được thành lập, thu hút được sự tham gia của 279 thành viên, tổ chức được 97 buổi tập huấn và hơn 100 buổi sinh hoạt câu lạc bộ với hơn 2900 lượt tham gia hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ. Các câu lạc bộ đã tổ chức được 13 tiểu dự án với nhiều hình thức workshop, talk show, triển lãm, các cuộc thi online, offline thu hút được 4.400 lượt người tham dự; bên cạnh đó, các câu lạc bộ cũng đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội, thu hút được 2,5 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội.
Chia sẻ tại buổi lễ, đại diện các CLB sinh viên cho biết: Dự án Hy Vọng đã mang tới cơ hội cho các bạn học và thực hành cách xây dựng dự án, quản lý một chương trình, cách kêu gọi nguồn lực về nhân sự, tài chính, chia sẻ những kiến thức, giúp các thành viên có những nhận thức đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới.
“Mỗi bạn mang những suy nghĩ đúng thì sẽ cộng hưởng và lan truyền trong cộng đồng những suy nghĩ đúng. Nhận thức sẽ tác động đến hành động, hành động sẽ tạo nên kết quả” - Anh Thư (, đại diện CLB IR4C) chia sẻ.
Đại diện các CLB Nhân tố thay đổi mùa 3 được Dự án trao tặng chứng chỉ |
Sau khi được trao tặng chứng chỉ công nhận cho những dự án mình đã thực hiện, đại diện 4 CLB sinh viên đã chia sẻ những hoạt động, những dự án họ đã thực hiện trong năm 2022:
CLB Tình Nguyện IR4C (CLB thuộc liên chi hội sinh viên khoa Quan hệ quốc tế thuộc trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM) xác định sứ mệnh: “Đi đến muôn nơi, yêu thương mọi người”, đối tượng hướng đến: trẻ em và học sinh cấp 1.
“Vấn đề bình đẳng giới khá gần gũi với các bạn trong trường nhân văn tuy nhiên các bạn vẫn chưa được tham gia các hoạt động bình đẳng giới. Tụi em có tìm hiểu và liên hệ với BATIK, và tụi em có tổ chức dự án vào cuối tháng 9 năm 2022. Chủ đề dự án: Nâng cao nhận thức của các em học sinh cấp 2 về định kiến giới và tổ chức các hoạt động ngoại khóa để các em tham gia.”- Bạn Anh Thư, đại diện CLB IR4C cho biết.
CLB Sinh viên dân tộc thiểu số truyền tải thông điệp: Không bỏ ai ở lại phía sau, không phân biệt màu da, hay bất kỳ khuyết điểm nào trên cơ thể của chúng ta. Trao đi niềm tin, ước mơ khát vọng, phòng chống xâm hại tình dục, giúp các em tự biết bảo vệ chính bản thân mình.
CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội cũng tổ chức một số hoạt động nhằm kết nối và giao lưu với các tổ chức, dự án chương trình phát triển bản thân để các bạn sinh viên khuyết tật có cơ hội phát triển. CLB cũng đã triển khai tiểu dự án Hy vọng với mục tiêu là thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa tình trạng quấy rối, xâm hại người khuyết tật.
Đại diện 4 CLB Nhân tố thay đổi chia sẻ những dự án thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới họ đã thực hiện trong năm 2022 |
2GROW mạng lưới các bạn trẻ hoạt động về bình đẳng giới. Mong muốn xây dựng kết nối các bạn trẻ ở nhiều nơi để thúc đẩy một môi trường xây dựng bình đẳng giới.
“Trong năm vừa rồi 2GROW tổ chức diễn đàn thảo luận dành cho các bạn trẻ về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam. Sau diễn đàn 2GROW có tổ chức một số hoạt động cho các bạn kết nối. Sau chuỗi hoạt động thì bọn mình có tổ chức 4 buổi đọc sách ở Hà Nội và TP. HCM mang tên “Đđọc sách cùng 2GROW: T trái tim nữ quyền”- Bạn Thanh Tuyền, đại diện mạng lưới 2GROW cho biết.
Các đại biểu tham dự lễ liên hoan tổng kết thảo luận, chia sẻ những ý kiến nhằm thu hút thanh niên tham gia vào phong trào thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới tại Việt Nam. |
Tại Lễ tổng kết, các đại biểu cũng đã thảo luận, đánh giá về tiến trình thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam qua 5 lĩnh vực: chính trị, giáo dục, truyền thông& văn hóa, kinh tế và y tế. Đồng thời chia sẻ những ý kiến nhằm phát triển đội nhóm để làm các dự án giống như Hy Vọng, thu hút thanh niên tham gia vào phong trào thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới tại Việt Nam:
- Về nhân sự: các đại biểu để xuất một năm cần có nhiều buổi tập huấn nhân sự hơn dành cho nhiều trường cùng một lúc, nhiều nơi cùng một lúc và tất cả mọi người chứ không chỉ sinh viên đại học.
Chú trọng đến việc khai thác các thế mạnh của nhân sự, đào tạo chuyên sâu, tạo cơ hội phát triển cho nhân sự trong lĩnh vực họ mạnh.
- Thành lập thư viện mở: Khi mình có thư viện mở, nơi có tất cả thông tin, mình sẽ được học những gì mình tìm hiểu sâu hơn ở thư viện mở ấy.
- Về vấn đề tài chính: Đẩy mạnh truyền thông, tạo ra các cuộc thi, triển lãm gây quỹ, hoặc bán các ấn phẩm, sản phẩm thủ công để gây quỹ…
- Tìm cách tiếp cận theo nhu cầu của thanh niên: Tạo ra môi trường phù hợp thanh niên qua một số hình thức: tổ chức các cuộc thi, các phong trào, các buổi hoạt động nhóm, để truyền động lực, truyền tải những giá trị, hoặc lắng nghe nhu cầu của thaành niên để tìm ra cách thức tổ chức đáp ứng được nhu cầu đó, thu hút nhiều thanh niên tham gia vào phong trào thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới tại Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Liên hoan tổng kết chụp ảnh lưu niệm |
8-3, Bình đẳng giới và những điều bạn nên biết
Hầu hết phụ nữ và trẻ em gái đều chịu tác động tiêu cực từ sự phân biệt đối xử giới tính.