Trước đây hai tháng, ông Lương (53 tuổi, Chiết Giang, Trung Quốc) bất ngờ cảm thấy tức ngực, mệt mỏi nên đã đến Bệnh viện số 2 Ninh Ba (Trung Quốc) để kiểm tra.
Không ngờ phát hiện "hung thủ" lại là một khối u trung thất có đường kính 20cm, nặng đến 3kg. Khối u chiếm gần như toàn bộ lồng ngực bên phải chèn ép và tim, bao lấy động mạch chủ và thực quản nhưng ông Lương vẫn không hề hay biết.
Bác sĩ cho biết, dù trước đó ông Lương không có những biểu hiện nghiêm trọng nhưng thực chất tình hình sức khoẻ của ông cực kỳ nguy hiểm. Khối u tại phổi bên phải đã phát triển quá mức, chèn ép tim và thực quản. Theo thời gian, các biểu hiện sẽ ngày càng rõ ràng với các vấn đề về chức năng hô hấp, suy tim, khó ăn uống và dần dẫn đến tử vong.
May mắn khi xét nghiệm kỹ, dù đây là một khối u ác tính nhưng vẫn ở mức độ thấp, tiên lượng tốt. Khối u không nhạy cảm với xạ trị và có thể tiến hành cắt bỏ.
Bác sĩ Dương Minh Lỗi - Phó trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện số 2 Ninh Ba cho biết, sau khi tiến hành các xét nghiệm PET-CT cũng như những xét nghiệm liên quan khác, bác sĩ đã đánh giá có thể cắt bỏ hoàn toàn khối u cho bệnh nhân.
Ê-kip của bác sĩ Dương Minh Lỗi sau ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ đồng hồ đã thành công cắt bỏ khối u nặng 3kg. Ông Lương đã hồi phục khá tốt và xuất viện 11 ngày sau đó.
Tại sao khối u phát triển lớn nhưng không thể phát hiện?
Bác sĩ Dương Minh Lỗi cho biết, việc chậm phát hiện có liên quan đến đặc điểm khối u và cấu trúc trung thất:
"Trung thất là khu vực độc lập ở giữa ngực, có độ biệt hóa cao với kết cấu mềm và phát triển chậm, trong giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, khàn tiếng, ho và các triệu chứng khác có nghĩa khối u đã rất lớn và đã xâm lấn khá rộng."
Một lý do khác khiến ông Lương không thể phát hiện ra khối u là do ông không khám sức khỏe định kỳ trong nhiều năm.
Bác sĩ Dương Minh Lỗi nhắc nhở, bất cứ ai cũng nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ bởi việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán cũng như điều trị sớm các khối u.
Tuy nhiên, cần lưu ý, do mật độ dày đặc của các cơ quan và mô trong trung thất nên việc kiểm tra X-quang ngực định kỳ cũng thường bỏ sót hoặc chẩn đoán chưa chính xác sự xuất hiện của các khối u. Việc chụp CT ngực sẽ biểu hiện kết quả rõ ràng và trực quan hơn, là một trong những phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán khối u trung thất.
Người phụ nữ 37 tuổi qua đời sau 2 tuần phát hiện ung thư phổi, bác sĩ cảnh báo 1 dấu hiệu hầu hết mọi người đều bỏ qua
Các bác sĩ chỉ ra rằng ho là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi và cơn ho này chủ yếu có 4 đặc điểm cần chú ý.