Bác sĩ Qian Zhenghong, Giám đốc Trung tâm Điều trị và Phòng ngừa Bệnh Gan tại Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết rằng chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Trong số bệnh nhân gần đây của ông, có một người phụ nữ 30 tuổi họ Chúc đã khiến bác sĩ Qian phải bất ngờ vì kết quả kiểm tra gan sau 3 tháng.
Ăn khoai lang mỗi sáng trong 3 tháng, người phụ nữ giảm được 5kg và khỏi gan nhiễm mỡ (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, cô Chúc được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ và cần thay đổi chế độ ăn uống kết hợp giảm cân để điều trị. Kể từ đó, sáng nào cô cũng ăn khoai lang. Ba tháng sau, khi tái khám bác sĩ Qian bất ngờ vì cô đã giảm được hơn 5kg, bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn biến mất. Trong khi đó, cô Chúc không sử dụng thuốc hay tập thể dục cường độ cao, chỉ đơn giản dùng khoai lang thay cho bánh mì (món cô yêu thích trước đây) trong bữa sáng.
Có một bí mật trong cách ăn khoai lang của cô Chúc. Đó là cô thường hấp chín khoai lang từ đêm hôm trước rồi để ngăn mát tủ lạnh, ăn vào sáng hôm sau. Mỗi sáng cô ăn một khẩu phần khoảng 1 - 2 củ khoai lang kèm 1 quả chuối vừa chín tới hoặc 2 quả trứng luộc, sẽ uống kèm cà phê không đường.
Theo giải thích của bác sĩ Qian, khoai lang chín để lạnh không chỉ tăng hiệu quả giảm cân mà còn cải thiện đáng kể tình trạng gan nhiễm mỡ do tinh bột kháng tăng lên. Ngoài ra, chuối ương hoặc vừa chín tới cũng giàu tinh bột kháng, kết hợp uống cà phê vừa phải sẽ hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết và giảm mỡ gan.
Một số lợi ích sức khỏe nổi bật của khoai lang
Cũng theo bác sĩ Qian Zhenghong, khoai lang tuy rẻ, dễ kiếm nhưng lại giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích nổi bật được ông nhắc tới:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột. Chất xơ hòa tan còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột lâu dài.
Cải thiện chức năng gan
Khoai lang sau khi hấp, luộc chín và để lạnh được cho là tăng lượng tinh bột kháng (Ảnh minh họa) |
Các chất chống oxy hóa trong khoai lang, đặc biệt là beta-carotene, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình tái tạo mô gan. Chúng cũng giúp giảm viêm, một yếu tố nguy hiểm gây bệnh gan. Đặc biệt là tinh bột kháng trong khoai lang hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ gan hiệu quả nếu ăn đúng cách.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Khoai lang chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng, tạo cảm giác no lâu mà không cung cấp quá nhiều calo. Loại tinh bột này giúp giảm tích tụ chất béo, hỗ trợ giảm cân an toàn.
Ổn định đường huyết
Tinh bột kháng trong khoai lang hấp/luộc chín và làm lạnh giúp giảm tốc độ hấp thụ đường, duy trì mức đường huyết ổn định. Đặc biệt phù hợp cho người bị tiểu đường loại 2 hoặc có nguy cơ cao.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Khoai lang giàu kali, giúp điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng lên động mạch và ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Kali cũng giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, tốt cho người bị cao huyết áp.
Tăng cường miễn dịch
Hàm lượng vitamin A cao trong khoai lang giúp cải thiện khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Vitamin A còn có vai trò hỗ trợ sự phát triển của tế bào máu trắng.
Góp phần ngăn ngừa ung thư
Khoai lang chống ung thư nhờ các hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh cùng chất xơ tốt cho đường ruột. Đặc biệt là hàm lượng anthocyanin trong khoai lang tím, hay beta-carotene trong khoai lang vàng. Khoai lang có hiệu quả tốt nhất trong phòng ung thư đường tiêu hóa, tiêu biểu là ung thư ruột kết.
Cải thiện sức khỏe làn da
Vitamin A và C trong khoai lang thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm thiểu nếp nhăn và giúp da sáng khỏe hơn. Vitamin E trong khoai lang cũng hỗ trợ giảm tác động của tia UV lên da.
Khoai lang tím rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin góp phần chống lại tế bào ung thư (Ảnh minh họa) |
Nhắc nhở: Bác sĩ Qian nói thêm, dù tốt cho sức khỏe, ăn quá nhiều khoai lang có thể gây đầy hơi, khó tiêu do tinh bột và chất xơ cao. Người bị tiểu đường nặng hoặc bệnh thận nên hạn chế, vì tinh bột có thể ảnh hưởng đường huyết và kali cao gây hại. Khi ăn cần chọn khoai tươi, không nấm mốc để tránh độc tố và ưu tiên chế biến bằng cách hấp để giữ dinh dưỡng, tránh nhiều dầu mỡ.
Nguồn và ảnh: HK01, Eat This
4 thói quen “mời gọi” bệnh gan nhiễm mỡ tới rất nhanh dù chẳng liên quan tới dầu mỡ hay chất béo
Rất nhiều người cho rằng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ xảy ra ở người thừa cân hoặc liên quan tới món nhiều dầu mỡ. Sự thật không phải vậy.