Những bộ phim về xâm hại trẻ em khiến dư luận rúng động

Bằng những cách khác nhau, điện ảnh đã có những tiếng nói về nạn ấu dâm khiến người xem vừa phẫn nộ lại vừa xót xa

1.Hope (2013)

Tác phẩm điện ảnh xứ Hàn được xây dựng dựa trên một vụ án hình sự có thật năm 2008, nói về câu chuyện của bé gái So Won (Lee Re thủ vai). Trong một lần đi bộ đến trường, So Won bị một tên say rượu bắt cóc và cưỡng hiếp, để lại em với những vết thương nặng nề: phải mang hậu môn nhân tạo suốt đời, rối loạn tâm lý hậu sang chấn. Sự việc không chỉ là bất hạnh của So Won mà còn là một đòn đánh kinh hoàng vào gia đình nhỏ đang yên bình của em.

Bé gái So Won của 'Hope'
Bé gái So Won của 'Hope'

Trái ngược với những đau đớn tột cùng của gia đình So Won là thái độ thách thức của kẻ đồi bại kia, khẳng định mình say rượu và không nhớ gì về tội ác đã gây ra.  Bộ phim khai thác trực diện thực tế chua xót khi không phải lúc nào luật pháp cũng bảo vệ được con người, và kẻ xấu đôi khi chẳng bị trừng phạt.

2. Spotlight (2015)

Trái ngược với những đau đớn tột cùng của gia đình So Won là thái độ thách thức của kẻ đồi bại kia, khẳng định mình say rượu và không nhớ gì về tội ác đã gây ra.  Bộ phim khai thác trực diện thực tế chua xót khi không phải lúc nào luật pháp cũng bảo vệ được con người, và kẻ xấu đôi khi chẳng bị trừng phạt. 

Bộ phim đã vượt mặt The Revenant của Leonardo Di Caprio để đoạt tượng vàng Oscar tiếp cận đề tài ấu dâm ở góc độ của giới báo chí. Spotlight bắt đầu câu chuyện tại tòa soạn báo Boston Globe. Vị tổng biên tập mới về công tác là Marty Baron (Liev Schreiber) đã phát hiện một cột báo khuất về việc một luật sư tố một linh mục ấu dâm trẻ em và được Đức Hồng Y Boston bao che. Nhóm phóng viên kỳ cựu của tòa soạn bắt tay vào điều tra, và kết quả kinh hoàng cho thấy có ít nhất 87 vị linh mục phạm tội ấu dâm trong nhiều năm và con số còn có thể lớn hơn nhiều nữa.

  Nhóm 5 phóng viên trong 'Spotlight'

Nhóm 5 phóng viên trong 'Spotlight'

Câu chuyện chính của Spotlight là hành trình tác nghiệp của các phóng viên, vì vậy bộ phim không có một cảnh phạm tôi gây shock nào. Tuy nhiên, trong hành trình đó, phim vẫn khéo léo cài cắm những chi tiết ám ảnh: từ vết kim tiêm trên cánh tay nạn nhân ấu dâm đã trưởng thành, cho tới câu thoại “Cần cả ngôi làng để nuôi nấng một đứa trẻ, và cũng cần cả một ngôi làng để lạm dụng đứa bé đó”.

3. The Hunt (2012)

Câu chuyện chính của Spotlight là hành trình tác nghiệp của các phóng viên, vì vậy bộ phim không có một cảnh phạm tôi gây shock nào. Tuy nhiên, trong hành trình đó, phim vẫn khéo léo cài cắm những chi tiết ám ảnh: từ vết kim tiêm trên cánh tay nạn nhân ấu dâm đã trưởng thành, cho tới câu thoại “Cần cả ngôi làng để nuôi nấng một đứa trẻ, và cũng cần cả một ngôi làng để lạm dụng đứa bé đó”.

Bộ phim đến từ đất nước Đan Mạch của đạo diễn Thomas Vinterberg nhận 1 đề cử Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc”. Tuy nói về đề tài ấu dâm, nhưng The Hunt gây ấn tượng khi lật ngược vấn đề khi đứa trẻ mới là người nói dối và đổ oan cho người khác. Lucas - một ông bố độc thân bị cả ngôi làng hiểu lầm mình là tội phạm khi cô bé Klara, con gái của bạn anh bịa chuyện về việc Lucas “khoe của” trước mặt mình. Diễn xuất tuyệt vời của Mads Mikkelsen trong vai người đàn ông tuyệt vọng vì không thể tự minh oan cho bản thân đã giúp anh ẵm trọn giải Nam chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes năm đó,

Mads Mikkelsen đã xuất sắc thể hiện vai Lucas
Mads Mikkelsen đã xuất sắc thể hiện vai Lucas

'Deliver Us from Evil' là phim tài liệu Mỹ năm 2006 khám phá cuộc đời của linh mục Công giáo người Ireland, Oliver O'Grady, người thừa nhận đã lạm dụng và cưỡng dâm khoảng 25 trẻ em ở Bắc California giữa những năm 1970 và đầu những năm 1990. Bộ phim nhận 1 đề cử Oscar cho giải Phim tài liệu xuất sắc nhất.

4. Deliver Us From Evil (2006)

'Deliver Us from Evil' là phim tài liệu Mỹ năm 2006 khám phá cuộc đời của linh mục Công giáo người Ireland, Oliver O'Grady, người thừa nhận đã lạm dụng và cưỡng dâm khoảng 25 trẻ em ở Bắc California giữa những năm 1970 và đầu những năm 1990. Bộ phim nhận 1 đề cử Oscar cho giải Phim tài liệu xuất sắc nhất.

Linh mục Oliver O'Grady
Linh mục Oliver O'Grady

Bộ phim ghi lại những năm O'Grady làm linh mục ở Bắc California, nơi ông lạm dụng các trẻ em ở đây. Sau khi bị buộc tội ấu dâm và bị giam bảy năm tù, O'Grady bị trục xuất sang Ireland. Berg đã phỏng vấn ông vào năm 2005 cho bộ phim. Ngoài ra, bộ phim trình bày các tài liệu thử nghiệm, thu thập băng video và phỏng vấn các nhà hoạt động, nhà thần học, nhà tâm lý học, và luật sư; phim cho thấy các quan chức của Giáo hội biết về những tội ác của O'Grady, và họ đã từng bước để che giấu chúng để bảo vệ ông và nhà thờ.

5. Leaving Neverland (2019)

Bộ phim tài liệu dài bốn tiếng mới ra mắt tháng 3 vừa rồi đã gây chấn động dư luận ngay từ khi được khởi chiếu. Trong Leaving Neverland, hai cựu vũ công Wade Robson và James Safechuck tường thuật lại một cách chi tiết về quá khứ từng bị “huyền thoại nhạc Pop” Michael Jackson xâm hại tình dục. Leaving Neverland nhanh chóng gây ra một cuộc chiến ở khắp nơi trên thế giới, công chúng chia làm hai phe đối lập.

Một bên cảm thấy kinh khủng vì những nội dung trong phim và yêu cầu tẩy chay các di sản của Michael Jackson. Số còn lại cho rằng bộ phim là một lời dối trá không hơn không kém, đồng thời khẳng định sự vô tội của nam ca sĩ quá cố. Tuy gây ra nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận Leaving Neverland cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh vẫn đang thoải mái giao con vào tay người lạ, thậm chí là người nổi tiếng thì điều đó cũng không nên xảy ra chút nào.

Michael Jackson chụp ảnh cùng gia đình Wade Robson trước đây
Michael Jackson chụp ảnh cùng gia đình Wade Robson trước đây


 

Hoa Lê (t/h)

Phim kinh dị: Cửa tử của điện ảnh Việt

Phim kinh dị: Cửa tử của điện ảnh Việt

Nhiều người trong nghề kháo nhau, muốn làm phim điện ảnh ở Việt Nam, nhớ né thể loại kinh dị ra.