Những thủ đoạn lừa đảo mới dựa vào công nghệ hiện đại

Cơ quan chức năng nhiều lần đưa ra cảnh báo với người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi này.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình tội phạm lừa đảo qua mạng Internet ngày càng gia tăng, phức tạp, tinh vi. Lừa đảo công nghệ cao là thủ đoạn lợi dụng công nghệ kỹ thuật cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Những thủ đoạn lừa đảo mới dựa vào công nghệ hiện đại

Các phương thức thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là dùng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi yêu cầu nộp tiền để nhận quà; lập tài khoản mạng xã hội hoặc chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (hack) của người khác rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền. 

Không chỉ vậy tội phạm còn lập các trang web đăng tải các nội dung sai sự thật hoặc tạo tài khoản mạng xã hội rao bán các mặt hàng, sau đó lừa các bị hại chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt; giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện hăm dọa nạn nhân có liên quan tới một vụ án và yêu cầu chuyển tiền để kiểm tra...

Những kẻ lừa đảo cũng có thể giả nhân viên mạng viễn thông gọi điện thoại hoặc nhắn tin đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi SIM 4G/5G miễn phí để chiếm đoạt số điện thoại. Từ đó kẻ xấu chiếm đoạt tiền trong ví điện tử, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử của chủ SIM. 

Ngày nay, khi mà trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ đề công nghệ được quan tâm nhất, được đánh giá nhiều tiện lợi nhưng cũng dần bộc lộ mặt trái đáng báo động.

Kẻ gian lợi dụng AI bắt chước giọng nói cho mục đích lừa đảo. Công nghệ này ngày càng rẻ, dễ tiếp cận khiến số nạn nhân ngày càng tăng, chủ yếu nhắm đến người lớn tuổi.

Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện nay đã cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là lấy những video cũ của người dùng, cắt ghép hoặc dùng công nghệ deepfake để khi thực hiện hành vi lừa đảo sẽ phát lại video dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở nơi sóng yếu.

Thuật ngữ "Deepfake" là sự kết hợp giữa "deep learning" và "fake". Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. 

Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn rất tinh vi, có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào. Các đối tượng lừa đảo gọi cuộc gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay có thể giả làm nhân vật nào đó khi kết bạn hẹn hò qua mạng để phục vụ cho các kịch bản chúng chuẩn bị sẵn.

Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa.

Giới chuyên gia đánh giá, công cụ AI giả giọng nói đang tràn lan, nhưng các cơ quan quản lý vẫn loay hoay kiểm soát. Trong khi đó, hầu hết nạn nhân đều khó xác định thủ phạm vì kẻ lừa đảo hoạt động trên khắp thế giới. Các công ty tạo ra AI cũng chưa phải chịu trách nhiệm về việc chúng bị kẻ khác lạm dụng. ElevenLabs, công ty đứng sau VoiceLab - công cụ AI tái tạo giọng nói, cảnh báo ngày càng nhiều phần mềm giả giọng có mặt trên thị trường, dẫn đến tình trạng lạm dụng.

Công an các địa phương liên tục đưa ra những khuyến cáo với người dân, khi nhận bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Thanh Mai

Quân đội Mỹ nói đang chuyển xe tăng tới Ukraina 'nhanh nhất có thể'

Quân đội Mỹ nói đang chuyển xe tăng tới Ukraina 'nhanh nhất có thể'

Quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện kế hoạch gửi xe tăng M1 Abrams tới Ukraina, Giám đốc mua sắm của Quân đội Mỹ cho biết hôm thứ Tư (8/3).