Phá bỏ định kiến về ly hôn đối với phụ nữ Trung Quốc

Vấn đề ly hôn tại Trung Quốc dần được chấp nhận bằng thái độ tích cực, các bà vợ nơi đây đang ngày càng mạnh mẽ thể hiện giá trị bản thân.

Cuộc sống của cô gái bà mẹ đơn thân người Trung Quốc, Cally Fan, đã thay đổi theo chiều hướng tích cực sau khi cô chia sẻ về câu chuyện ly hôn của mình trên mạng xã hội, theo ABC News (Australia).

“Tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong suốt quá trình ly hôn”, Fan cho biết.

  Cally Fan chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội sau khi ly hôn. Ảnh: Cally Fan.

Cally Fan chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội sau khi ly hôn. Ảnh: Cally Fan.

Cô gái 35 tuổi đã chia sẻ tất cả kinh nghiệm của mình trong việc tìm luật sư, trò chuyện với con cũng như thuyết phục bố mẹ thay đổi tư tưởng bảo thủ về chuyện ly hôn.

“Không ai ủng hộ tôi, kể cả gia đình. Đối với mẹ tôi, ly hôn là một tai tiếng nhục nhã theo truyền thống Trung Quốc, chuyện này cần phải giấu kín không cho ai biết”, Fan giãi bày.

  Cô Fan hiện điều hành dịch vụ tư vấn hôn nhân của riêng mình. Ảnh: Cally Fan.

Cô Fan hiện điều hành dịch vụ tư vấn hôn nhân của riêng mình. Ảnh: Cally Fan.

Bị chồng cũ phản bội, Fan lựa chọn kết thúc cuộc hôn nhân đã kéo dài cả một thập kỷ. Sau hai năm ly hôn, cô cảm thấy hài lòng với quyết định của mình.

Giờ đây, tài khoản mạng xã hội Red của Fan - nơi cô xây dựng, phát triển dịch vụ tư vấn hôn nhân - có hơn 15.000 người theo dõi.

Fan cho biết thay vì “khuyến khích phái nữ ly hôn”, cô đang cố gắng động viên nữ giới Trung Quốc cân nhắc kỹ càng vấn đề hôn nhân.

Năm 2022, cô đã có đủ tư cách trở thành một cố vấn, tự bắt đầu kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho hơn 700 phụ nữ.

Ban đầu, tôi có ý định giúp họ bằng những kinh nghiệm ly hôn của chính mình. Tôi muốn phụ nữ không cảm thấy đơn độc, và hiểu rằng luôn có người đồng cảm với những khó khăn của họ”, Fan chia sẻ.

Bạn bè tổ chức một bữa tiệc ăn mừng Fan ly hôn. Ảnh: Cally Fan.
Bạn bè tổ chức một bữa tiệc ăn mừng Fan ly hôn. Ảnh: Cally Fan.

Ly hôn vẫn là một vấn đề nhạy cảm, cần phải kiêng kỵ ở Trung Quốc. Năm 2019, tỷ lệ ly hôn tại đây cao đỉnh điểm. Tuy sau đó có giảm nhẹ, hiện tượng này giờ đây đang tăng trở lại, theo Bộ Nội vụ Trung Quốc.

Thống kê mới nhất cho thấy trong chín tháng đầu năm 2022, có hơn 3 triệu đôi vợ chồng ly hôn. Con số cũng tăng khoảng 200.000 khi so sánh với dữ liệu cùng kỳ năm trước.

Phụ nữ nói gì trên mạng xã hội?

Nhiều người Trung Quốc vẫn mang định kiến những phụ nữ ly hôn là do thiếu đạo đức, lăng nhăng, không lo toan được cho gia đình.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ đấu tranh lại những tư tưởng tiêu cực này. Họ chia sẻ cuộc sống vui vẻ, thoải mái hậu ly hôn, thậm chí công khai cả đơn ly hôn và coi đó như một “giấy chứng nhận hạnh phúc”.

Ngoài ra, các bà vợ, bà mẹ cũng trao đổi về cách giành quyền nuôi con, thu thập bằng chứng ngoại tình, đối mặt với những nỗi đau, mất mát.

Từ đó, nhiều nhiếp ảnh gia người Trung Quốc cũng bắt đầu phong trào “bộ ảnh ly hôn”. Các trung tâm tổ chức đám cưới mở rộng thêm cả dịch vụ “lễ ly hôn”.

Một video về buổi lễ ly hôn trên Red đã thu hút hơn 150.000 lượt thích và 7.000 bình luận. Trong video, khoác lên mình bộ váy cưới, Neishuang Wushuang thông báo với người thân về chuyện ly hôn của vợ chồng cô.

Cuộc sống sẽ không vì một cuộc hôn nhân tan vỡ mà trở nên thất bại. Niềm tin vào tình yêu và dũng khí dám độc thân mới là điều quan trọng”, Fan nói.

Đối với Delia Lin, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Melbourne (Australia), phong trào phụ nữ chia sẻ về các câu chuyện ly hôn là một “xu hướng tuyệt vời”.

Điều này cho thấy phụ nữ đã thoải mái hơn trong việc bày tỏ những vấn đề - bị đánh giá là “tế nhị” - trong đời sống hôn nhân. Rõ ràng những tư tưởng như “cuộc hôn nhân viên mãn” không phải là thứ họ theo đuổi”, cô nói.

Lịch sử ly hôn ở Trung Quốc

Từ cuối những năm 1930, phụ nữ Trung Quốc có quyền ly hôn. Đến năm 1950, chính phủ nước này ban hành luật hôn nhân đầu tiên, làm rõ và đẩy mạnh luật hóa quyền ly hôn của phụ nữ. Năm 1950, lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc quy định quyền ly hôn của phụ nữ trong luật hôn nhân.

Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc vẫn trọng nam khinh nữ. Về vấn đề ly hôn, nam giới luôn được ưu tiên và phụ nữ vẫn nhận phải nhiều sự kỳ thị.

Trong thời gian cuộc Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc diễn ra - dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông với mục tiêu chính là loại bỏ phần tử tư sản - ly hôn là phương tiện chia tách các cặp đôi có một người phản cách mạng.

Sau đó, ngay cả khi cuộc cách mạng này đã kết thúc, những người phụ nữ đã ly hôn vẫn nhận phải các định kiến.

Tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang giảm. Ảnh: Aly Song/Reuters.
Tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang giảm. Ảnh: Aly Song/Reuters.

Trong những năm 1980, một sự kiện nổi tiếng đã phản ánh những tư tưởng xã hội này.

Bài báo có tiêu đề "Một người phụ nữ suy đồi", đăng trên phương tiện truyền thông của Trung Quốc, đã nhắm thẳng vào nhà văn nổi tiếng Yu Luojin sau khi bà ly dị chồng, kết thúc cuộc hôn nhân “không có tình yêu”.

Tuy nhiên, xã hội và kinh tế phát triển, nhận thức của mọi người về việc ly hôn đã không còn quá tiêu cực.

Vào những năm 1980, có một vụ việc nổi tiếng phản ánh những quan điểm xã hội này liên quan đến nhà văn nổi tiếng Yu Luojin.

Một bài báo được đăng bởi phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, có tiêu đề Một người phụ nữ suy thoái, đã tấn công bà Yu vì đã ly dị chồng, một quyết định mà bà đưa ra vì "không có tình yêu lãng mạn" trong cuộc hôn nhân của họ.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, cùng với việc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, nhận thức về ly hôn đã dần thay đổi theo hướng bớt cực đoan hơn.

Sau tỷ lệ ly hôn cao kỷ lục vào năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã công bố thời gian tạm hoãn ly hôn, yêu cầu tất cả các cặp vợ chồng ly hôn phải đợi 30 ngày trước khi tiến hành ly thân.

Năm 2019, Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ ly hôn cao kỷ lục. Chính phủ nước này đã phải ban hành chính sách “hạ nhiệt” hiện tượng ly hôn. Theo đó, 30 ngày sau khi nộp đơn lên tòa, các đôi vợ chồng có thể tùy ý rút đơn hoặc đến hạn mà hai bên không yêu cầu cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận ly hôn, thì đương nhiên được xem là đã rút đơn xin ly hôn.

Bắc Kinh: hôn nhân ổn định xã hội

Liu đang chia sẻ về việc ly hôn trên mạng xã hội. Ảnh: Qunyu Liu.
Liu đang chia sẻ về việc ly hôn trên mạng xã hội. Ảnh: Qunyu Liu.

Trong khi tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng thì số lượng người kết hôn giảm, theo nghiên cứu của Bộ Nội vụ Trung Quốc.

Zhou Yun, trợ lý giáo sư về nhân khẩu học xã hội và xã hội học gia đình tại Đại học Michigan, nhấn mạnh đây là một vấn đề đối với Bắc Kinh. Tại đây, các cặp đôi khác giới kết hôn là chìa khóa cho sự ổn định xã hội.

Các cặp vợ chồng dị tính (khác giới) và có con là yếu tố thiết yếu để ổn định xã hội”, tiến sĩ Zhou chia sẻ.

Cuối cùng, kết quả vẫn là những thách thức, khó khăn dành cho phụ nữ muốn ly hôn.

“Phụ nữ tiếp tục bị coi là cần phải lấy chồng và sinh con. Việc các bà mẹ, bà vợ tương trợ lẫn nhau trên mạng xã hội là cách phản đối sự kỳ thị, những trở ngại pháp lý mà phụ nữ đang phải đối mặt”.

Dữ liệu của Tòa án Tối cao Trung Quốc công bố năm 2018 cho thấy 73,4% các vụ ly hôn là do người vợ đệ đơn trước, song chính họ lại gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm luật sư.

Cô Fan đã chịu nhiều áp lực cả về tinh thần lẫn tài chính khi phải tìm đến gần 20 luật sư để được cố vấn, hỗ trợ trong vụ ly hôn.

Tuy nhiên, theo Zhou, xu hướng phụ nữ bao bọc nhau trên mạng xã hội và sự can đảm của họ khi trao đổi cởi mở về vấn đề ly hôn đã thay đổi các giá trị xã hội tại quốc gia này.

Nhưng Tiến sĩ Zhou cho biết sự can đảm của phụ nữ khi thảo luận cởi mở về việc ly hôn đã giúp thay đổi các giá trị xã hội của Trung Quốc và là một phần của xu hướng "các cô gái giúp đỡ các cô gái" rộng lớn hơn đã xuất hiện trực tuyến ở Trung Quốc trong những năm gần đây.

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã thay đổi, dần được công nhận hơn. Ngoài ra, kinh tế xã hội phát triển, họ cũng có nhiều cơ hội việc làm và phát triển trình độ học vấn cao hơn”, Zhou bày tỏ.

Ba tháng trước, Liu Qunyu, 48 tuổi, tỉnh Sơn Đông, cũng bắt đầu chia sẻ câu chuyện ly hôn của mình trên trang mạng xã hội Red. “Phụ nữ Trung Quốc đang đứng dậy đấu tranh và tôi cũng vậy. Hy vọng những bài viết của tôi sẽ là động lực mạnh mẽ cho những người đang bị gặp khó khăn bởi các cuộc ly hôn”, bà nói.

HƯƠNG GIANG (BIÊN DỊCH)

Giá vàng thế giới có xu hướng giảm đầu tuần

Giá vàng thế giới có xu hướng giảm đầu tuần

Giá vàng thế giới hôm nay (8/5) có xu hướng giảm với vàng giao ngay giảm 2 USD xuống còn 2.015,6 USD/ ounce. Trong nước, giá vàng ổn định. Trong khi đồng USD tiếp tục mắc kẹt trong phạm vi hẹp.