Theo thông tin từ Bộ Y tế Indonesia, tiến sĩ Rahmat Kurniawan – giảng viên chương trình nghiên cứu Hóa học tại Viện Công nghệ Sumatera (SIT) – cùng nhóm cộng sự đã xác định hợp chất mang tên Kuwanon J có trong cây dâu tằm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế tế bào ung thư cổ tử cung trong các thử nghiệm tiền lâm sàng.
![]() |
Kuwanon J là một hợp chất cộng hợp Diels-Alder, được hình thành thông qua quá trình chuyển hóa sinh học có sự tham gia của enzyme Diels-Alderase. Qua quá trình phân tích trong phòng thí nghiệm, hợp chất này thể hiện rõ đặc tính gây độc tế bào đối với tế bào ung thư, một dấu hiệu tích cực trong việc phát triển thuốc điều trị đầy hứa hẹn.
Tiến sĩ Kurniawan cho biết, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc kết hợp kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, nấm và vi khuẩn để chiết tách các hợp chất hoạt tính sinh học. Đặc biệt, cây dâu tằm được phát hiện có khả năng tổng hợp các hợp chất phenolic mang chuỗi isoprenyl, đóng vai trò là tiền chất hình thành nên vòng methyl cyclohexene có trong hợp chất Kuwanon J.
Không chỉ dừng lại ở cây dâu tằm, tiến sĩ Kurniawan còn nghiên cứu nhiều hợp chất tự nhiên có tiềm năng chống ung thư khác như paclitaxel từ cây bách núi (Taxus sumatrana), phytosterol từ dầu cây ngập mặn (Rhizophora apiculata), amyrin từ cây chổi rồng (Callistemon citrinus) và lapachol từ cây Tabebuya (Tabebuia aurea).
“Các hợp chất từ tự nhiên thường an toàn hơn và có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc tổng hợp. Đây là hướng đi đầy triển vọng trong phát triển các liệu pháp điều trị ung thư hiện đại”, tiến sĩ Kurniawan cho biết.
Hợp chất từ hải sâm mở ra triển vọng cho liệu pháp điều trị ung thư mới
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một hợp chất tự nhiên của hải sâm có khả năng ngăn chặn một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ung thư.