N. Mandela từng nói rằng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới". Câu nói muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục, mà điều cốt lõi là giáo dục những “mầm non" tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai - trẻ em hôm nay sẽ trở thành người lớn và kiến tạo nên thế giới ngày mai.
Vì vậy, việc đảm bảo cho những mầm non nền giáo dục chất lượng và phù hợp với thời đại là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Giáo dục chính là chìa khoá để xây dựng một tương lai tốt đẹp và bền vững cho cuộc sống của chúng ta.
Phát triển văn hoá đọc - Ươm mầm tương lai từ tri thức
Thế giới ngày mai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mà chúng ta không thể dự đoán trước. Đồng thời, công nghệ phát triển nhanh chóng, biến đổi khí hậu và sự thay đổi trong cách con người làm việc, giao tiếp với nhau đang tạo ra môi trường phức tạp và thay đổi liên tục. Bởi vậy, việc giáo dục trẻ em cần tập trung vào việc phát triển các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để các em có thể thích nghi, phát triển và đóng góp cho xã hội cũng như xây dựng nền kinh tế của tương lai. Trong đó, văn hóa đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ tương lai của xã hội.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của văn hoá đọc là khả năng tạo ra tầm nhìn rộng lớn và phản ánh sâu sắc về cuộc sống và con người. Đọc sách giúp trẻ em được bước vào những thế giới tri thức mới, gặp gỡ những nhân vật đa dạng và học được nhiều bài học từ những tình huống, kinh nghiệm đúc kết trong một thời gian dài.
Văn hoá đọc còn cung cấp cho thế hệ trẻ cách để tương tác với ngôn ngữ và từ vựng một cách tự nhiên. Điều này không chỉ giúp các em cải thiện kỹ năng viết, nói, trình bày, giúp các em trở thành người giao tiếp giỏi hơn trong cuộc sống hàng ngày và trong nghề nghiệp tương lai.
Với trẻ em nói riêng và người đọc nói chung, văn hoá đọc còn khuyến khích sự tò mò và khả năng tự học. Thế hệ trẻ có thể tự tìm hiểu về những chủ đề mà họ quan tâm thông qua việc đọc sách và bài học trực tuyến. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc tạo ra cơ hội phát triển cá nhân và khám phá đam mê.
Từ sự cấp thiết đó, ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam (2005), GNI đã hỗ trợ xây dựng và nâng cấp thư viện trường, tổ chức thi đọc sách, tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao. Dựa trên kết quả và những phản hồi tích cực từ cộng đồng, GNI xác định Phát triển văn hóa đọc là hoạt động chiến lược và thiết kế một chương trình mang tính quy mô và toàn diện hơn.
Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và những con số biết nói
Chương trình Phát triển Văn hoá đọc - Reading Enrichment Program (RE) chính thực được GNI triển khai từ năm 2016, hướng đến các đối tượng là trẻ em và tất cả người dân trong cộng đồng.
Mục tiêu cốt lõi của chương trình là phát triển thói quen, tạo hứng thú và xây dựng kỹ năng đọc; hướng tới cộng đồng giàu tri thức và chủ động trong việc bồi đắp tri thức.
Theo khảo sát của GNI tại các địa bàn thực hiện dự án, hệ thống thư viện chưa phát triển đồng đều, thiếu nhiều cơ sở vật chất lẫn nhân lực quản lý. Với điều kiện kinh tế khiêm tốn, nhiều trường học và địa phương chưa có thư viện, hoặc thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh và người dân. Chưa kể đến, số đầu sách trong thư viện tại các trường chủ yếu đáp ứng cho việc mượn sách giáo khoa hàng năm của trẻ, nguồn tài liệu thông tin mới cập nhật xu hướng thời đại, giải trí và phát triển kỹ năng còn nghèo nàn và lỗi thời.
Từ bước đầu tiên triển khai đến nay, GNI đã hỗ trợ xây dựng và thiết lập 176 thư viện trường học/thư viện góc lớp, 13 thư viện cộng đồng với hơn 139.000 đầu sách và triển khai hàng loạt các phong trào thúc đẩy phát triển văn hoá đọc với hàng nghìn người tham gia.
Những con số khởi đầu đã nói lên phản hồi tích cực từ cộng đồng. Chính vì vậy, GNI xác định Phát triển văn hoá đọc là hoạt động chiến lược và sẽ thiết kế chương trình mang tính quy mô, tầm cỡ và toàn diện hơn.
Những mô hình thư viện lưu động nhằm luân chuyển sách giữa thư viện các trường hoặc thư viện các xóm trên cùng xã đã được phát triển. Các hoạt động khuyến khích học sinh tự đọc - tự tìm hiểu như viết cảm nhận sách - tích điểm - đổi quà, tổ chức ngày hội văn hoá đọc được mở rộng thêm. Giáo viên trong trường sẽ được tập huấn về hướng dẫn kỹ năng đọc sách cho trẻ và cách tổ chức các hoạt động đọc sách trong nhà trường.
Nhóm nòng cốt phát triển văn hoá học tại thôn/xóm như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi,... cũng được thành lập. Chương trình còn phát động phong trào xây dựng thư viện và đọc sách trong cộng đồng như gia đình đọc sách, đọc sách cùng con, góp sách thành lập tủ sách tại nhà văn hoá.
Bên cạnh đó, chương trình còn tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông phong trào đọc sách. Tổ chức các cuộc thi online hay phát động phong trào thông qua nền tảng mạng xã hội không chỉ thiết thực mà còn nhanh chóng tiếp cận được nhiều bạn trẻ với các hình thức hấp dẫn.
Chẳng hạn như nhiều chiến dịch được kêu gọi và thực hiện qua mạng xã hội Facebook đã đạt được hiệu quả tích cực như chiến dịch “SÁCH BAY 2023: ĐỂ SÁCH HAY ĐẾN TAY NGƯỜI ĐỌC” do Sách ơi mở ra kết hợp với GNI tổ chức. Chiến dịch nhận được nhiều sự quan tâm và đồng hành cùng dự án giúp mang tri thức đến với các em học sinh tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
GNI cũng kết hợp cùng các trường tại huyện Sơn Dương, Tuyên Quang: Tiểu học Đại Phú, Tiểu học Hợp Hòa, Tiểu học Sơn Nam tổ chức ngày hội “Chúng mình cùng vui đọc sách” với sự tham gia của hơn 2.800 học sinh, qua đó giúp các em xây dựng thói quen, hứng thú và kỹ năng đọc sách. Tại ngày hội, các em học sinh được tham gia nhiều hoạt động gắn liền với sách như vẽ tranh/thiết kế bìa sách, tham gia phòng đọc sách theo chủ đề, sách và trò chơi dân gian, quyên góp sách cho thư viện,... Trong ngày hội này, rất nhiều phụ huynh cũng đã đến trường tham gia hoạt động và đọc sách cùng con tại thư viện.
Ngoài ra, hoạt động hợp tác, cuộc thi sáng tạo cũng được phát động và kêu gọi qua mạng xã hội như “Sách à, mình là bạn nhé”, “Thực ra, mọi đứa trẻ đều thích nghe đọc sách”,... cũng được các em học sinh hưởng ứng.
Tuỳ thuộc vào quy mô và địa bàn, GNI đều hỗ trợ từ 90% - 100% chi phí cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng thư viện, từ vài chục triệu đến hơn tỷ đồng phụ thuộc vào các hoạt động triển khai.
Với nỗ lực không ngừng cung cấp các hỗ trợ nền tảng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và sách, vừa triển khai các hoạt động nâng cao năng lực đọc hiểu và tìm kiếm thông tin cho các chủ thể, GNI tin rằng, việc được tiếp cận và nâng cao tri thức không chỉ góp phần thay đổi tâm hồn, nhận thức mỗi người mà còn giúp cộng đồng phát triển bền vững hơn.
Dựa trên những kết quả đã đạt được, GNI tiếp tục duy trì và mở rộng các hoạt động hỗ trợ phát triển văn hoá đọc trong dự án. Đặc biệt, để có thể đưa dự án đi xa hơn nữa, GNI cũng đã mang Chương trình phát triển văn hoá đọc tham gia “Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" để kết nối và lan tỏa năng lượng tích cực từ chương trình.
Đồng thời có thể thúc đẩy nỗ lực kêu gọi các đơn vị cùng đồng hành để chắp cánh tri thức cho thế hệ tương lai. Cũng giống như câu nói nổi tiếng của Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn".
"Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.
Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.
Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org
Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize
Xu hướng đọc sách trên thế giới sau đại dịch
Trong thời gian đại dịch, đọc sách được nhiều người coi là một trong những hoạt động chính trong ngày.