"Sống vốn đơn thuần" và những triết lý trong tản văn của Phong Khải Tử

Tinh thần chung trong những sáng tác của Phong Tử Khải thể hiện nhân sinh quan hết sức giản đơn: Sống, vốn là chuyện đơn thuần như thế!

Phong Tử Khải (1898-1975) là nhà văn, họa sĩ. Ông từng tôn Pháp sư Hoằng Nhất (Lý Thúc Đồng) làm thầy, thông hiểu văn hóa Trung Quốc lẫn phương Tây. Phong khải Tử am hiểu và là bậc thầy trong cả lĩnh vực hội họa và văn chương. Ông đã xuất bản 160 tác phẩm ở các lĩnh vực trên.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Phong Tử Khải có thể kể đến Bút ký Duyên Duyên đường, Tập tranh hộ sinh (tên tạm dịch). Ngoài ra, ông còn có sách về tiểu sử danh họa Vincent Van Gogh, bản dịch Truyện Genji (tiểu thuyết đầu tiên của Nhật Bản).

Ông cũng chịu trách nhiệm minh họa một số tác phẩm của Lỗ Tấn, trong đó có "AQ chính truyện" và thực hiện loạt bài giảng về âm nhạc cổ điển phương Tây, tập trung vào các nhà soạn nhạc Nga sau thời Tchaikovsky. Phong Tử Khải là nhân vật quan trọng trong nền nghệ thuật Trung Quốc thế kỷ 20 nói chung và lịch sử thiết kế mỹ thuật hiện đại Trung Quốc nói riêng. Ông thông hiểu văn hóa Đông - Tây, được mệnh danh là “người tiên phong cho truyện tranh Trung Quốc hiện đại”. Chu tự Thanh, nhà văn, nhà thơ, học giả Trung Quốc đã từng nói về Phong Khải Tử: “Văn và tranh của anh như những bài thơ ngắn, chúng tôi nhấm nháp mãi mùi vị ấy như ăn quả ô liu vậy.”

 Nhà văn, họa sỹ Phong Khải Tử
 Nhà văn, họa sỹ Phong Khải Tử

Tản văn của Phong Tử Khải là những giai phẩm được tôn sùng trong văn học hiện đại Trung Quốc, nhiều lần được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn bậc tiểu học và trung học. Tản văn của ông có phong cách bình dị mộc mạc, ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, và cả sự thú vị hồn nhiên như trẻ thơ, là những giai phẩm được tôn sùng trong văn học hiện đại Trung Quốc. Như Tanizaki Junichiro, nhà văn lớn của Nhật Bản đã từng nhận xét về văn chương của Phong Khải Tử: "Đề tài ông chọn vốn không phải thứ gì thực dụng hoặc sâu xa, bất kỳ sự vật nhỏ bé vụn vặt nào tới ngòi bút của ông đều thấm đượm một nét phong vận kỳ diệu.” 

"Sống vốn đơn thuần" là cuốn sách tập hợp 41 bài tản văn và 43 bức tranh tiêu biểu của Phong Tử Khải vừa ra mắt độc giả Việt Nam vào tháng 9 vừa qua. Cuốn sách miêu tả cuộc sống thường ngày một cách tinh tế đầy tình cảm, thể hiện cái nhìn và tấm lòng thơ trẻ trong thế giới của người trưởng thành, mà như Mạnh Tử nói: “Bậc đại nhân là kẻ không đánh mất tấm lòng thơ trẻ.” 

Với Phong Khải Tử, sống vốn đơn thuần là tu tâm, tấm lòng chất phác đôn hậu, thuần khiết chuyên chú, sống thật với chính mình; đơn thuần là trí tuệ, hóa phức tạp thành đơn giản, nhìn thấu sự đời, coi nhẹ mọi được mất. Phóng khoáng dạo chơi cõi trần thế, bình thản trải qua cả kiếp người.Vượt qua khoảng cách thời gian gần một thế kỷ, "Sống vốn đơn thuần" đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị thưởng thức: vu vơ lật lúc tâm trạng sa sút, ấy là ngọn lửa ấm áp; thảnh thơi đọc khi cuộc đời suôn sẻ, lại như làn gió mát lành…

Ngoài ghi chép, khảo chứng những điều mà tác giả mắt thấy, tai nghe, kinh qua trong đời, tản văn của ông còn hướng con người đến việc nuôi dưỡng cuộc sống tâm hồn, bởi đó là “tầng lầu” cao nhất của một kiếp nhân sinh, trên cả cuộc sống vật chất và tinh thần.

Cũng theo ông, thế giới này chẳng phải là của người có tiền hay không có tiền, mà là của người có tâm. Phong Tử Khải khẳng định trẻ thơ có tâm hồn hoàn mỹ nhất, là người thấu tỏ nhất, nhìn nhận toàn diện nhất chân tướng sự vật trên đời. Như nhan đề cuốn sách, tinh thần chung trong những sáng tác của Phong Tử Khải thể hiện nhân sinh quan hết sức giản đơn: Sống, vốn là chuyện đơn thuần như thế.

LA

Một phụ nữ tử vong khi nâng ngực tại Bệnh viện 1A, trách nhiệm thuộc về ai?

Một phụ nữ tử vong khi nâng ngực tại Bệnh viện 1A, trách nhiệm thuộc về ai?

Tình trạng phẫu thuật thẩm mỹ “chui” tại Bệnh viện 1A đã diễn ra trong một thời gian dài và đã được báo chí phản ánh, nhưng không hiểu vì sao cơ quan chức năng vẫn làm ngơ để xảy ra sự cố chết người tại đây?