Nguyễn Huy Du là một trong hai tác giả của cuốn sách mới dành cho thiếu nhi là "Nước cờ hòa" do NXB Kim Đồng phát hành. Với 13 câu chuyện nhỏ trong sáng, nhân văn dành cho thiếu nhi, "Nước cờ hòa" đưa các độc giả nhí hòa mình vào không gian, thế giới nhưng quân cờ giàu suy tưởng nhưng cũng không kém phần vui nhộn, hồi hộp.
Từ những câu chuyện đầy ngôn ngữ, cảm xúc tuổi thơ, tác phẩm góp phần ươm mầm trí tưởng tượng, kiến tạo sự thông minh, khơi dậy lòng dũng cảm và làm bùng cháy tình yêu thương trong mỗi đứa trẻ. Đặc biệt, đằng sau mỗi câu chuyện luôn là bài học gắn kết tinh thần con trẻ với ông bà, cha mẹ và cuộc sống quanh mình.
"Nước cờ hòa" là cuốn sách mới được xuất bản của hai tác giả Nguyễn Huy Du và Nguyễn Hữu Huấn |
Dưới đây là những chia sẻ của tác giả Nguyễn Huy Du về dự án sách "Nước cờ hòa" và những mơ ước mà anh cùng tác giả Nguyễn Hữu Huấn (đồng tác giả của "Nước cờ hòa') đang cùng nhau thực hiện về dự án sách dành cho thiếu nhi đầy nhân văn này:
Một vài cuốn sách sẽ chưa đủ để thay đổi điều gì lớn lao, nhưng cũng sẽ nhen nhóm những giá trị lớn lao đó
PV: “Nước cờ hòa” là tập sách gồm các câu chuyện nhỏ cho thiếu nhi. Tác giả gửi gắm thông điệp gì xoay quanh câu chuyện về những ván cờ?
Tác giả Nguyễn Huy Du: Cuộc sống thường nhật trong độ tuổi thơ, giữ được sự yên ổn sau một cuộc tranh giành mới khó, giữ được hàng lối, trật tự trong hoạt động một đội nhóm mới khó. Vậy, con trẻ cần giáo dục và dẫn hướng như thế nào? Có thể là sự làm gương của người lớn trong gia đình, có thể là việc thiết quân luật của mỗi thầy cô trong lớp học tại nhà trường, tuy nhiên không phải mỗi người lớn, mỗi thầy cô đều làm được tốt những điều này trong mọi hoàn cảnh.
Và cuốn sách là một trong những giải pháp có thể bổ trợ để những điều cần nhắn gửi đó đến với con trẻ theo một cách nhẹ nhàng mà đầy tinh tế. Con trẻ sẽ đọc và tự cảm nhận, tự bắt chước và đặc biệt hơn sẽ tập thực hành trong mỗi hoàn cảnh mà các con được gặp với tình huống tương tự mà cuốn sách ngụ ý ươm gieo.
Trong lịch sử Việt Nam, một thời, lứa tuổi thiếu niên đã gắn bó với cờ, những sinh hoạt văn hóa cũng có ván cờ... và giá trị ấy dần mai một. Một hay một vài cuốn sách liệu có đủ để nhen nhóm lại giá trị đó không?
Nhìn xa hơn ở những quốc gia phát triển trên quốc tế, nơi mà cả người lớn lẫn trẻ em đều ao ước được làm việc, học tập hay đặt chân du lịch đến đó thì bộ môn cờ vua đều rất được khuyến khích con trẻ tiếp cận và vào cuộc. Không phải ca ngợi nhưng cần phải công nhận: Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh.
Đồng ý, một vài cuốn sách sẽ chưa đủ để thay đổi điều gì lớn lao, nhưng cũng sẽ nhen nhóm những giá trị lớn lao đó. "Nước cờ hòa" không phải ngoại lệ nhưng cũng có thể may mắn trở thành cuốn sách truyền cảm hứng cho những điều ngoại lệ.
Tác giả Nguyễn Huy Du |
Xa hơn, bền hơn, anh có dự định gì?
Nếu trong tương lai, cần những bộ não trí tuệ để đồng hành việc điều khiển và quản trị những cỗ máy siêu thông minh thì việc rèn luyện và kiến tạo nên những bộ não đó cần một hoạch định đủ xa hơn và bền hơn. Từ xưa tới nay, nhiều thứ có thể sao chép vay mượn nhưng trong mỗi con người thì tích lũy tri thức là một hành hành. Nếu coi cờ vua vắn tắt là môn thể thao trí tuệ thì nó cũng xứng đáng để trở thành một phần gì đó của những người tôn trọng và nâng niu giá trị của trí tuệ.
Kỷ nguyên này là kỷ nguyên của trí tuệ, là thời của kinh tế tri thức sẽ lên ngôi, như vậy nếu cờ vua đơn thuần là một môn thể thao, một trò chơi giải trí của những con người với những bộ nào trí tuệ cao cũng là một định thức và giá trị mới của bộ môn cờ vua. Những người dùng trí tuệ sẽ truyền cảm hứng cho cờ vua và cơ vua cũng có thể truyền cảm hứng cho những người dùng trí tuệ để khẳng định giá trị ý nghĩa cuộc sống.
Tôi nhận thấy, “Nước cờ hòa” có nhiều tầng nghĩa và thông điệp chắc chắn không chỉ dành cho tuổi thiếu niên mà đó là một thông điệp gửi vào xã hội đương đại, gửi vào tương lai về câu chuyện giáo dục trí tuệ, bản lĩnh, tâm hồn thế hệ trẻ?
Không dám nói xa xôi, nhưng đúng là 13 câu chuyện ngắn trong cuốn sách “Nước cờ hòa” đều là những thông điệp có ẩn ý để gửi gắm vào xã hội đương đại. Với mỗi cách thức tiếp cận, mỗi góc nhìn ở mỗi cấp độ và trình độ khác nhau sẽ phát hiện thấy những giá trị hay bài học mà tự người đọc có thể rút ra cho riêng mình dù ở độ tuổi nào, công việc nào và vị trí nào trong xã hội.
Cuốn sách đúng là hướng sâu đến những giá trị lõi thông qua phương pháp truyền tải, phương thức đặt vấn đề và điều cần gửi gắm xung quanh sự kết nối, tình yêu thương, tính trách nhiệm và lòng dũng cảm.
Anh có dự định gì sau khi tập sách ra đời? Có thể có thêm nhiều tập, nhiều phiên bản của “Nước cờ hòa” không?
Về mong muốn là có, nhưng cũng không cần nói trước. Mong muốn tiếp theo của các độc giả nhí, sự quan tâm của phụ huynh, sự ủng hộ của cộng đồng bạn đọc sách và đặc biệt các thầy cô trong môi trường giáo dục sẽ là những nhân tố quyết định đến việc các tác giả sẽ đi bước tiếp theo của “Nước cờ hòa” từ sách thiếu nhi sang truyện tranh hay phim hoạt hình.
Được biết, tác phẩm in với số lượng lớn, được tái bản trong thời gian ngắn... vậy trẻ em ở những vùng miền xa xôi như biên giới, hải đảo có cơ hội tiếp cận tác phẩm này không?
Đây là điều mong ước lớn nhất của các tác giả và đội nhóm thực hiện dự án sách “Nước cờ hòa”. Các trẻ em ở những vùng miền xa xôi như biên giới, hải đảo đang không chỉ gặp khó khăn về đời sống vật chất mà còn thiếu cả những món ăn tinh thần, những trò chơi trí tuệ. Các em cần được quan tâm, chúng tôi mong muốn có cơ hội đồng hành cùng những điều đó bằng việc cống hiến trí tuệ, sức lao động và cả vật chất tiền bạc. Dự án sách “Nước cờ hòa” đã cam kết trong nội bộ dành 51% lợi nhuận thu về để đồng hành và kiến thiết chương trình “Đưa chữ lên non trong thời 4.0”.
Riêng về việc tiếp cận với cuốn sách “Nước cờ hòa”, chúng tôi sẽ giành những ưu tiên đặc biệt đôi khi đến bất ngờ để cùng xây dựng những tủ sách thiện nguyện để mang tới các con trẻ ở vùng sâu, vùng xa, biên cương hải đảo. Tuy nhiên, các tác giả cần nhất vẫn là sự ủng hộ và đồng hành của những người yêu sách, những người tâm huyết với trẻ em nghèo khó, những tổ chức thiện nguyện cùng tuyên truyền và nâng cao nhận thức về văn hóa đọc sách, văn hóa chia sẻ sách.
Trở lại bước khởi đầu, ý tưởng cho tác phẩm “Nước cờ hòa” đã được bắt đầu từ đâu? Anh gặp thuận lợi và khó khăn gì khi viết sách?
Công việc gì có thuận lợi mới có khó khăn, có gặp khó khăn mới chứng minh được sự kiên trì bền bỉ, nỗ lực và bản lĩnh của mỗi người. Không thuộc tuýp người kể lể và kêu ca, tôi chỉ biết hành động kiên định và nhất quán, những con số, những kết quả mang lại sẽ nói giúp những gì khó khăn hay thuận lợi mà chúng tôi đã nỗ lực hành động với dự án “Nước cờ hòa”.
Hướng tới đọc và học dựa trên nên tảng công nghệ và thiết bị của sách số
“Nước cờ hòa” có thể coi như nhịp cầu hay bước đệm để anh thử nghiệm ứng dụng vào nền tảng số. Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về kế hoạch này?
Với việc “Nước cờ hòa” xuất bản song song sách truyền thống và sách số, chúng tôi không hề thử nghiệm mà chúng tôi tập trung triển khai thực ngay từ đầu, điểm khác biệt là cân bằng động theo nhu cầu thực của thị trường. Dự án không cố nắn chỉnh sở thích và thói quen người dùng nhưng dự án sẵn sàng tạo nhiều điều kiện nhất có thể để người dùng trải nghiệm với những hành vi “có chút mới”, để người dùng tự trải nghiệm, tự đánh giá và tự dịch chuyển.
Cụ thể, người dùng quen đọc sách in thì dự án cung cấp sách in truyền thông, người dùng muốn mua sách thuận lợi thì dự án cung cấp các nền tảng ứng dụng công nghệ để tăng tính tiện lợi như sách nói, sách điện tử. Và dự án hướng tới đọc và học dựa trên nên tảng công nghệ và thiết bị của sách số.
Trên thực tế, việc áp dụng nền tảng số đối với các tác phẩm đã được thử nghiệm ở Việt Nam nhưng hiệu quả chưa cao, nhiều đơn vị đã thất bại vì không thu hút được lượng độc giả? Dự án của anh thì sao?
Người tính không bằng thời thế ủng hộ, xã hội quan tâm. Cả đất nước, cả xã hội đã bước sang thời đại thông tin và thời đại công nghệ, tất cả chúng ta đều không muốn chống lại xu thế tất yếu, nền tảng số mà chúng tôi theo đuổi sẽ dịch chuyển hài hòa để đảm bảo tính thích nghi và tính phù hợp.
Dự án xuất bản và phát hành số #uBASE sẽ đi từng bước trong việc chuyển đổi số, những gì mà người dùng chưa thích ứng kịp chúng tôi sẽ hiệu chỉnh ngay và sẵn sàng dừng nhịp để chờ. Dự án sẽ không đốt cháy giai đoạn, chưa gắng tìm kiếm sự bứt phá, chúng tôi chọn yếu tố tự nhiên “bền về giá trị, ích cho cộng đồng”.
Theo quan sát, một bộ phận độc giả vẫn có tâm lý “xài chùa” thay vì sòng phẳng thanh toán khoản chi phí cho sách, nhất là sách online. Anh và các cộng sự sẽ có kế hoạch thay đổi tâm lý đó thế nào?
Nếu để họ biết, hiểu và đồng cảm về giá trị mang lại sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực, công việc của những người làm thiên về trí não, họ sẽ có những điều chỉnh hành vi và dần dịch chuyển sang những hành vi tích cực. Bởi, về lâu dài họ cũng ở vị trí thay vị trí mà chúng tôi đang làm, khi đó họ cũng cần được sự tôn trọng về bản quyền, họ tôn trọng sức lao động trí não.
Để có bước đi phù hợp trong bối cảnh chung này, nhóm dự án đã nhất quán về chiến lược “nói không với giảm giá” nhưng “luôn luôn nói có với hỗ trợ” trong các hoạt động đồng hành để phát triển về sách số. Chúng tôi sẽ có những bước đi phù hợp với tình hình của từng vùng, miền, địa phương để phù hợp và hài hòa lợi ích với đối tượng thụ hưởng thành quả, đối tượng đầu tư và đối tượng liên kết. Tất cả cùng hướng tới mục tiêu “ích nước, lợi nhà” và doanh nghiệp đủ sống để cống hiến tiếp.
Tác giả Nguyễn Huy Du tại buổi ra mắt sách |
Anh nhận định ra sao về những thách thức và thuận lợi khi triển khai?
Làm công nghệ đã khó, làm kinh doanh công nghệ càng khó, kinh doanh công nghệ cho giáo dục lại càng khó. Tuy vậy, những bước đi phù hợp sẽ giải quyết dần được từng nút tưởng chừng bị thắt sẽ mở tiếp ra các bước đi bền chắc để tạo đà cho những bứt phá mạnh mẽ khi hội đủ các nhân tố cần thiết.
Cá nhân tôi nhìn thấy thuận lợi nhiều hơn khó khăn, và để thuận lợi nhiều hơn, tôi chọn tìm cách giải quyết khó khăn kiểu gì cũng đến một cách nhanh hơn. Giảm thiểu nhất các khâu trung gian về phản hồi thông tin từ người dùng để hoạt động điều hành có hiệu chỉnh kịp thời và nhạy bén cùng thời cuộc.
Nhân loại và xã hội luôn đón những những giá trị từ sự tiến bộ
Một ứng dụng chơi cờ thuần Việt, do người Việt sáng tạo, có sự tương tác và đồng hành của các kiện tướng là điều chưa từng có. Nhân dịp ra mắt sách và ứng dụng nền tảng số, anh cũng muốn giới thiệu về những ván cờ với câu chuyện xuyên suốt về văn hóa, lịch sử. Anh có thể chia sẻ về ý tưởng này?
Chơi cờ với máy tính lâu nay không xa lạ, nhưng trong kỷ nguyên số thì chơi cờ với ai thông qua cỗ máy tính truyền thông sẽ là sự thú vị và hấp dẫn mới.
Người học, người chơi cờ được lựa chọn đối cờ có tên có, có tuổi, có cấp độ rõ ràng sẽ là một điều giúp người chơi tăng tính tương tác, tăng tính chuyên môn hóa sâu theo từng sở trường, sở đoản của mỗi đối cờ được lựa chọn.
Giả sử, ý tưởng này thành công, người Việt, đặc biệt là trẻ em sẽ chơi cờ nhiều hơn... thì theo anh điều đó tác động gì tới câu chuyện phát triển văn hóa, xã hội...
Mỗi trờ chơi mà trẻ em được tiếp cận đều mang lại những giá trị riêng của nó, cờ vua cũng vậy, như tôi đã chia sẻ: Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh.
Xã hội hiện đại đang thực cần những sự đổi mới trong tư duy, thiết lập và khẳng định bản lĩnh, môn cờ vua tại Việt Nam được quan tâm đúng mức sẽ tạo được hiệu ứng tích cực cho xã hội, khi đó những văn hóa mới tích cực sẽ được hình thành và lan tỏa. Nhân loại và xã hội luôn đón những những giá trị từ sự tiến bộ.
Chúng ta đều biết, để xã hội phát triển, cần giải pháp mang tính đồng bộ. Tuy nhiên, ngay lập tức đòi hỏi sự đồng bộ là rất khó. Anh nghĩ gì nếu ý tưởng của anh không nhận được sự kết hợp tốt với nhà trường, gia đình hoặc những trở ngại khác?
Cơ bản những sự trở ngại hình thành bởi sự thiếu trung thực, thiếu kiên định và thiếu nhất quán. Nếu dự án lựa chọn hướng đi dảm bảo tính trung thực, kiên định và nhất quán sẽ sớm đón nhận được sự ủng hộ, đồng hành và hưởng ứng của các nhóm đối tượng trên. Tính đồng bộ cũng cần được đưa vào trạng thái cân bằng động, thứ gì cần sẽ được ưu tiên làm, những thứ muốn sẽ được triển khai theo lộ trình, không nóng vội và làm ẩu.
Sự kết hợp được hay không bản chất là do hành động thuyết phục, dự án sẽ tập trung thuyết phục thông qua các mô hình mẫu, các điểm làm mẫu để thuận lợi trong quá trình trải nghiệm, giám sát và đánh giá hiệu quả. Khi đã tìm được tiếng nói kết hợp sẽ chuyển sang giai đoạn nhân bản để phổ rộng.
Ông Nguyễn Hữu Huấn- Đồng tác giả của "Nước cờ hòa" |
Các kiện tướng vô địch cờ vua thế giới đã sẵn sàng đồng hành cùng anh. Anh đã thuyết phục họ thế nào?
Với những người đã được quốc gia hoặc thế giới ghi danh thì cần hiểu điều mong muốn của họ phần lớn là sự cống hiến, tri ân và trao truyền. Dự án tập trung thuyết phục họ bằng những hành động nhỏ nhất, điều đơn giản nhất. Họ sẽ được dự án cam kết bảo vệ về danh tiếng, minh bạch về thông tin và đảm bảo sự hải hòa trong quyền lợi được nhận.
Trở lại “Nước cờ hòa”, có vẻ đây cũng là cuốn sách dành cho đội ngũ dạy chơi cờ nữa. Tức là ngoài kỹ thuật, phải có câu chuyện truyền cảm hứng, bài học phía sau?
Đúng vậy, dự án “Nước cờ hòa” đặt nhiệm vụ xây dựng câu chuyện truyền cảm hứng, những bài học phía sau, và không phải là kỹ thuật dạy chơi chờ. Kỹ thuật dạy chơi cờ nằm ở những cuốn sách tiếp theo của dự án.
Anh chia sẻ gì về việc tạo nên tính thuần Việt trong các chuỗi hoạt động liên quan tới ra mắt sách, nền tảng số và cả những ván cờ... Điều đó có cần thiết không và khi đi vào triển khai sẽ gặp khó khăn nhất ở điều gì?
Trong quá trình làm việc, tính hệ thống và quy trình là quan trọng, dự án đều có những thứ tự ưu tiên trong kế hoạch triển khai với quan điểm: việc dễ làm trước, việc dễ phải làm trọn vẹn, việc dễ làm càng phải tập trung. Nói như vậy, có nghĩa dựa án không hề có việc nào là việc dễ. Những thách thức đó cần được vượt qua sớm và đủ để dành thời gian cho sự tăng trưởng, bứt phá mang tính bền vững.
Xin chân thành cảm ơn anh!
Gợi ý các địa điểm vui chơi ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại TP.HCM
Ngay tại TP.HCM cũng có rất nhiều điểm vui chơi, hoạt động thú vị dành cho gia đình và các bé nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6.