Thói quen duy nhất giúp người phụ nữ 42 tuổi tiết kiệm thêm gần 300 triệu đồng mỗi năm mà vẫn tận hưởng trọn thú vui cuộc sống

Tiết kiệm thực ra không phải là 1 quá trình đầy những khổ hạnh hay sự tự hành hạ bản thân như nhiều người vẫn nghĩ.

Người phụ nữ 42 tuổi tên là Thu Hương, hiện đang làm nghề thiết kế thời trang tại nhà (thực tế là một thợ cắt may bình thường), đã chứng minh điều này. Chia sẻ về hành trình tiết kiệm của mình, cô cho biết đã áp dụng lối sống tối giản để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và bản thân cô có thể tìm ra những khía cạnh và góc nhìn khác so với bình thường.

"Mặc dù chưa phải là người giàu có, nhưng tôi có thể tiết kiệm được gầm 300 triệu đồng mỗi năm mà không làm giảm chất lượng cuộc sống. Tôi nghĩ, bấy nhiêu đó cũng đủ để nói với mọi người rằng, nếu mọi người biết cách tiết kiệm thì đó sẽ là 1 nghệ thuật sống đầy trí tuệ chứ không phải là sự tự hành hạ hay khổ hạnh", chị Thu Hương chia sẻ.

Thói quen duy nhất giúp người phụ nữ 42 tuổi tiết kiệm thêm gần 300 triệu đồng mỗi năm mà vẫn tận hưởng trọn thú vui cuộc sống

Một số người có thể thấy điều này thật khó tin, nhưng thực tế, bạn chỉ cần một vài thay đổi nhỏ và sự kiên trì trong cuộc sống là hoàn toàn tìm thấy được niềm vui khi tiết kiệm tiền.

1. Bản chất của cuộc sống tối giản: Từ việc “sở hữu đơn thuần” đến “sử dụng tối đa” các món đồ mình có

Chị Thu Hương chỉ có 30 bộ quần áo trong tủ quần áo để phục vụ nhu cầu ăn mặc trong suốt 4 mùa 1 năm (bao gồm tất cả dịp lễ), nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ cô ấy biết cách phối tất cả những món đồ mình có lại với nhau.

"Mình hiểu rõ nguyên tắc "càng ít càng tốt". Với mình, mỗi món đồ đều được lựa chọn kĩ lưỡng và có thể dễ dàng kết hợp để tạo ra nhiều phong cách khác nhau", chị Thu Hương cho biết nguyên tắc mua sắm của mình là chỉ mua những gì thực sự cần, thay vì bị cám dỗ bởi quảng cáo và khuyến mại.

Thói quen duy nhất giúp người phụ nữ 42 tuổi tiết kiệm thêm gần 300 triệu đồng mỗi năm mà vẫn tận hưởng trọn thú vui cuộc sống

Trong thế giới ngày nay, khi chủ nghĩa tiêu dùng đang thịnh hành, chị Thu Hương ý thức rõ về giá trị của các món đồ nằm ở việc sử dụng chứ không chỉ đơn thuần là sở hữu. Vì vậy, trong bất cứ không gian nào ở nhà của chị Hương đều không có quá nhiều đồ đạc. Thay vào đó, chỉ có một vài đồ dùng thiết thực và hiệu quả.

"Phong cách sống tối giản này không chỉ mang lại sự giải phóng không gian mà còn giải phóng cả tâm trí. Điều đó có nghĩa là, khi không còn bị gánh nặng bởi vật chất, chúng ta có thể tập trung nhiều hơn vào những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống", chị Hương nói.

2. Nghệ thuật tiết kiệm tiền: Từ “tiết kiệm tiền” đến “đầu tư cho cuộc sống”

Cuốn sổ chi tiêu của người phụ nữ này không chỉ đơn thuần là một bản ghi chép những con số. Theo đó, chị Hương coi mọi khoản chi tiêu là một khoản đầu tư cho cuộc sống chứ không chỉ là tiêu dùng. Chị Hương cũng có thể dành rất nhiều tiền cho một chuyến đi chất lượng nhưng sẽ không lãng phí một xu nào vào những thứ xa xỉ vô nghĩa.

"Trước khi mua, mình sẽ cân nhắc cẩn thận xem món đồ đó có thực sự cần thiết và có thể mang lại giá trị lâu dài hay không", chị Hương khẳng định, tư duy này giúp cô tránh được sự lãng phí do thói quen mua sắm bốc đồng gây ra.

Bên cạnh đó, chị Hương cũng có kế hoạch rõ ràng về quản lý tài chính. Chị Hương sẽ chia thu nhập của mình thành nhiều phần: Nhu cầu sinh hoạt, tiết kiệm - đầu tư, và phát triển bản thân. Cách quản lý tài chính khoa học này cho phép chị Hương tích lũy của cải một cách đều đặn trong khi vẫn có thể tận hưởng cuộc sống.

Tiết kiệm tiền không phải là mục đích sống mà là phương tiện để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tiết kiệm tiền không phải là mục đích sống mà là phương tiện để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Bí quyết để nghiện tiết kiệm tiền: Từ “kiềm chế” sang “thưởng thức”

Với người phụ nữ này, tiết kiệm tiền không phải là sự kiềm chế hay nhẫn nhịn mà là một niềm vui.

Ví dụ, cô ấy sẽ đi chợ để mua nguyên liệu tươi đang giảm giá trước khi chợ đóng cửa, điều này không chỉ giúp cô tiết kiệm tiền mà còn cho phép cô trải nghiệm niềm vui của việc lập ngân sách. Nhiều khi, chất lượng hàng cũ không tệ nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với hàng mới.

Ngoài ra, cô còn tự sửa chữa những thiết bị gia dụng nhỏ, điều này không chỉ tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn mang lại cho cô cảm giác có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng thời, chị Hương cũng thiết lập cơ chế khuyến khích tích cực để tiết kiệm tiền.

"Mỗi khi đạt được mục tiêu tiết kiệm, mình có thể sử dụng 1 phần của số tiền tiết kiệm được để tự thưởng cho mình một trải nghiệm có ý nghĩa, chẳng hạn như tham gia một khóa học hoặc thực hiện một chuyến đi ngẫu hứng... Nói chung, lựa chọn sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc của mình ở thời điểm đó chứ không mặc định", chị Hương chia sẻ.

Phong cách sống này cho phép chị Hương tìm được sự cân bằng giữa việc tiết kiệm tiền và chất lượng cuộc sống.

"Mình sẽ không hạ thấp mức sống để tiết kiệm tiền, nhưng sẽ chi tiêu một cách có tính toán và kế hoạch kỹ lưỡng hơn", chị Hương nói.

Thông qua câu chuyện của chị Hương có thể thấy rằng, tiết kiệm tiền không phải là mục đích sống mà là phương tiện để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn. Và nhờ lối sống tối giản, chúng ta không chỉ tích lũy được của cải mà còn đạt được sự bình yên và thỏa mãn trong tâm hồn. Kinh nghiệm của chị Hương cũng như một lời chứng minh rằng, chỉ cần chúng ta sẵn sàng thay đổi quan niệm tiêu dùng và học cách quản lý tài chính một cách khôn ngoan thì mọi người đều có thể đạt được mục tiêu tự do tài chính trong khi vẫn tận hưởng cuộc sống.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằn,g tiết kiệm tiền không phải là hy sinh chất lượng cuộc sống, mà là để có khả năng và sự tự tin đạt được cuộc sống mà bạn mong muốn vào một ngày nào đó trong tương lai!

Lam Anh