Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bình Thuận cho biết, sau đợt cách ly xã hội, Mũi Né bắt đầu đón du khách từ khắp mọi miền. Địa phương đã đưa ra 1.000 voucher du lịch cho khách từ TP.HCM, giảm 50% chi phí lưu trú và dịch vụ tại một số cơ sở đăng ký tham gia. Dù đã có nhiều nỗ lực để kích cầu du lịch nhưng đến nay, chỉ khoảng 60-70% khách sạn, resort mở cửa trở lại.
Sở VHTT&DL tỉnh Bình Thuận thống kê từ tháng 4 - 8, công suất phòng bình quân tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn chỉ đạt 25-40%, giảm khoảng 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tỷ lệ này chỉ là 10-15%, chủ yếu là khách du lịch nội địa đi chơi vào các ngày cuối tuần.
Coco Beach nằm trên con đường Nguyễn Đình Chiểu (Mũi Né) vốn là resort đầu tiên ở Việt Nam, đã tồn tại được 25 năm. Nhiều tháng qua, nơi này dường như "cửa đóng then cài". Bên trong khuôn viên resort, hồ bơi đọng đầy nước mưa, bắt đầu phủ rêu xanh, cỏ cây mọc um tùm. |
Biển hiệu nhà hàng Paradise Beach Club cũng bị bỏ mặc từ những tháng nay. |
Resort 4 sao Hoàng Ngọc và trung tâm vui chơi giải trí Mũi Né Kids Center vẫn đóng cửa im lìm. |
Một vài resort 3 sao như Vinh Sương, Dynasty... đã tạm dừng kinh doanh. |
Dù từng được coi là "thủ phủ resort" của Việt Nam với hàng loạt resort lớn nhỏ nằm liên tiếp dọc bãi biển Mũi Né nhưng giờ đây, không khó để bắt gặp cảnh rào chắn ở nhiều khu resort nổi tiếng. Theo ghi nhận của cơ quan quản lý, chưa có doanh nghiệp nào rơi vào tình trạng phá sản, nhưng không ít khách sạn và resort đang rao thuê mặt bằng.
Đại diện khách sạn Song Hương cho biết chỉ phục vụ 1-2 phòng trong tổng công suất 50 phòng vào các ngày cuối tuần. Do vắng khách, từ đầu năm đến nay đơn vị vẫn chưa tìm được người thuê lại mặt bằng. |
Trước tình trạng này, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận đã triển khai chương trình "Oh Wow! Mũi Né" (Ngạc nhiên Mũi Né) nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến Bình Thuận an toàn, thân thiện, hấp dẫn và chất lượng. Bên cạnh đó cacoanh nghiệp trong ngành cũng tích cực triển khai các chương trình kích cầu và đưa ra các dịch vụ mới. Có một số resort như Seahorse, Terracotta, Làng Tre... vẫn thu hút một lượng khách khá lớn nghỉ vào cuối tuần. Các cơ sở lưu chú cũng có các điều chỉnh về dịch vụ với nhu cầu của khách trong nước.
Ảnh: Zing
COVID-19 'nhấn chìm' ngành du thuyền, nhiều tàu du lịch bị tháo dỡ để bán... sắt vụn
Trước đại dịch, các bãi phá dỡ tàu cũ ở Thổ Nhĩ Kỳ thường xử lý tàu chở hàng và container. Tới nay, ngày càng nhiều du thuyền được đưa về đây.