"Tranh suất vào trường mầm non mà bốc thăm như thế thì khổ quá"

Trong 2 ngày 27-28/8, khoảng 700 phụ huynh tại phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đã phải tới UBND phường để bốc thăm giành suất vào trường mầm non công lập.
Phụ huynh bốc thăm suất học vào trường Mầm non Hoàng Liệt sáng nay 27/8. Ảnh: vov.vn
Phụ huynh bốc thăm suất học vào trường Mầm non Hoàng Liệt sáng nay 27/8. Ảnh: vov.vn

Cánh cửa hẹp vào trường mầm non công lập tại Phường Hoàng Liệt

Sáng 27/8, trong tổng số 176 phiếu bốc thăm sẽ chỉ có 80 phiếu trúng tuyển, còn lại 96 phiếu không trúng tuyển.

Sáng 28/8, nhà trường tiếp tục tổ chức bốc thăm cho 128 phụ huynh nhưng chỉ lấy 17 trường hợp được trúng tuyển. Với con số này thì tỉ lệ “chọi”  để được vào trường mầm non Hoàng Liệt lên tới 1:7. Đây là điều chưa có trong tiền lệ tại phường đông dân bậc nhất Hà Nội.

Được biết, quy trình bốc thăm gồm 2 vòng, vòng 1 mỗi đợt gồm 5 phụ huynh xếp hàng bốc thăm lấy số thứ tự. Ở vòng 2, phụ huynh sẽ dùng số thứ tự này để bốc thăm phiếu tuyển sinh. Trên các phiếu đều có đóng dấu của Trường mầm non Hoàng Liệt.

Phiếu trúng tuyển sẽ ghi “chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường”, ngược lại phiếu không trúng tuyển sẽ ghi “Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường”. Với những phụ huynh bốc phải phiếu không trúng tuyển sẽ phải đăng ký cho con học tại các trường ngoài công lập.

Bà Trịnh Thị Thu Hương, Hiệu Trưởng Trường Mầm non Hoàng Liệt.
Bà Trịnh Thị Thu Hương, Hiệu Trưởng Trường Mầm non Hoàng Liệt.

Chia sẻ với báo chí, bà Trịnh Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoàng Liệt cho biết, nhà trường không hề mong muốn có buổi bốc thăm này. Tuy nhiên, năm nay số lượng trẻ đăng ký vào trường tăng đột biến. Tổng chỉ tiêu cho 3 lứa tuổi toàn trường chỉ có 559, nhưng có đến 939 hồ sơ đăng ký, nên nhà trường đã phải đề nghị lãnh đạo các cấp cho phép tuyển sinh đầu vào bằng hình thức bốc thăm.

Dù rất muốn nhận toàn bộ các cháu vào trường, nhưng hiện tại cơ sở vật chất nhà trường không thể đáp ứng, chúng tôi không còn phòng học nào trống, số giáo viên thiếu rất nhiều, hiện trường đang rất quá tải. Nhà trường đã đề xuất các cấp chính quyền xây dựng thêm trường mới. Sắp tới sẽ có 3 dự án khởi công xây dựng để đáp ứng nhu cầu của học sinh trên địa bàn phường”, bà Hương cho biết.

Chị Hoàng Thị Huyền (chung cư Osaka, Hoàng Liệt, Hoàng Mai) may mắn là 1 trong 17 phụ huynh có con bốc thăm trúng tuyển vào trường sáng 28/8. Ảnh: danviet.vn
Chị Hoàng Thị Huyền (chung cư Osaka, Hoàng Liệt, Hoàng Mai) may mắn là 1 trong 17 phụ huynh có con bốc thăm trúng tuyển vào trường sáng 28/8. Ảnh: danviet.vn

Chị Hoàng Thị Huyền (chung cư Osaka, Hoàng Liệt, Hoàng Mai) may mắn là 1 trong 17 phụ huynh có con bốc thăm trúng tuyển vào trường sáng 28/8 không giấu nổi vẻ mừng rỡ khi có trong tay lá phiếu “chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường”.

"Cảm xúc của tôi rất vui vì mình may mắn, tôi không thể ngờ mình bốc trúng cho con. Trước con đang học tại trường mầm non tư thục ở Khu đô thị Pháp Vân nhưng tôi muốn con học trường công để con tự lập, nề nếp, phát triển tốt hơn. Đặc biệt, chi phí học trường công cũng chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng trong khi trường tư 3,5-4 triệu đồng/tháng", chị Huyền nói.

Anh Nguyễn Mạnh Cường (tổ 7b, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) – một phụ huynh may mắn khác chia sẻ: cháu đầu lòng của vợ chồng anh đăng ký học đầu cấp khá thuận lợi, không quá tải, nhưng đến cháu thứ 2, dù mới chỉ đăng ký bậc học mầm non nhưng phụ huynh này cũng đã thấy rõ những áp lực về vấn đề trường lớp có thể gặp phải trong tương lai.

Đây mới chỉ là bậc mầm non đã rất vất vả, thì không biết khi đăng ký vào lớp 1 sẽ khó khăn thế nào. Hiện nay nhiều trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai đã đều quá tải, nếu chính quyền địa phương không có giải pháp, để mỗi mùa tuyển sinh phụ huynh lại phải xếp hàng bốc thăm thế này sẽ rất bất cập”, anh Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ.

  Anh Nguyễn Mạnh Cường vui mừng bốc được lá phiếu trúng tuyển. Ảnh:vov.vn

Anh Nguyễn Mạnh Cường vui mừng bốc được lá phiếu trúng tuyển. Ảnh:vov.vn

Không may mắn như anh Cường, chị Vũ Phương Anh (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) không bốc được lá phiếu trúng tuyển. Không chỉ buồn, chị Phương Anh cũng cho biết bản thân đang rất bối rối bởi chưa có phương án dự phòng cho con khi không trúng tuyển vào trường công.

Gia đình vẫn hy vọng là sẽ được, nhưng khi đến tham dự buổi bốc tham mới thấy không khí thực sự căng thẳng. Hiện tại vẫn chưa có phương án cho cháu học trường nào, nếu khó khăn quá có lẽ phải chấp nhận đến năm sau đăng ký lại”, chị Phương Anh cho biết.

Các chuyên gia giáo dục nói gì?

Liên quan đến sự việc bốc thăm đầy để giành suất cho con vào trường mầm non công lập tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, việc giải quyết bằng hình thức may rủi trên “chưa ổn, làm cho dân khổ”.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, việc trẻ phải bốc thăm vào trường mầm non là tình huống hãn hữu. Ảnh: danviet.vn
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, việc trẻ phải bốc thăm vào trường mầm non là tình huống hãn hữu. Ảnh: danviet.vn

"Phường Hoàng Liệt là nơi có dân cư đông bậc nhất Hà Nội. Số dân đông chính quyền có thể nắm được nhưng chưa có phương pháp giải quyết. Việc này ngoài tầm với của phường, nó phải ở tầm quận, thành phố mới giải quyết được. Tuy nhiên khả năng giải quyết việc này chưa ổn, làm cho dân khổ. Nếu số trẻ tăng mạnh nằm ngoài khả năng phải báo động lên các cấp để có phương án chuẩn bị. Để vào tranh suất vào trường mầm họp mà bốc thăm như thế thì khổ quá. Tôi tin với tầm cỡ của thành phố Hà Nội sẽ tìm ra giải pháp giải quyết cho dân”, TS Lâm chia sẻ.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng ngành giáo dục và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho trẻ nhỏ có quyền được học tập.

"Tôi đã đặt mình vào phụ huynh có con đi bốc thăm để vào trường mầm non công lập. Tôi thấy rõ bất cập trong việc này do ngành giáo dục và chính quyền địa phương chưa có trách nhiệm đầy đủ với trẻ. Các cháu phải đi bốc thăm không phải tự nhiên hay đột xuất mà trẻ đã sinh ra cách đây 3,4 năm. Đơn vị quản lý chắc chắn phải biết điều này, tỉ lệ trẻ tăng giảm ra sao, giải pháp thế nào?

Tôi cho rằng chính quyền và ngành giáo dục địa phương phải làm tròn trách nhiệm của mình, không để bộc phát tăng như vậy. Cần tạo điều kiện cho các cháu học tập. Trong trường hợp trường công không đủ phải khuyến khích mở thêm trường tư, có thể có chính sách trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn học trường tư", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.

Theo thông tin khảo sát sơ bộ, hiện trên địa bàn UBND phường Hoàng Liệt có khoảng hơn 8.100 trẻ em trong độ tuổi mầm non, trong đó có hơn 6.600 trẻ từ 2-5 tuổi. Trường mầm non Hoàng Liiệt là trường mầm non công lập duy nhất với 4 cơ sở. Trên địa bàn phường còn có 5 trường mầm non ngoài ng lập, 79 nhóm lớp mầm non độc lập. 

Những năm gần đây, phường Hoàng Liệt có sức đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư cao, thời gian gần đây số lượng người chuyển về khu chung cư đều là gia đình trẻ dẫn đến việc trẻ mầm non phát sinh cao.

Theo lãnh đạo Phòng GDĐT quận Hoàng Mai, sắp tới đơn vị sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở ngoài ng lập có phương án chăm lo, giảng dạy, nâng cao chất lượng cho học sinh để gánh đỡ cho trường mầm non công lập.

Minh Khang (T/h)

Hà Nội: Phụ huynh căng thẳng bốc thăm giành suất học mầm non cho con

Hà Nội: Phụ huynh căng thẳng bốc thăm giành suất học mầm non cho con

Sau khi đảm bảo đã tham gia vòng một, phụ huynh sẽ dùng số thứ này để lần lượt bốc thăm phiếu tuyển sinh.