Nguyên liệu chính làm bia là mạch nha và nước. Một chai bia 600ml có khoảng 160 calo, tương đương với một bát cơm. Việc xuất hiện "bụng bia" là do tác dụng phụ của việc uống bia. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cồn có trong rượu bia kích thích tế bào thần kinh trong não, khiến con người cảm thấy đói và ăn nhiều hơn sau khi uống.
Năng lượng nạp vào cơ thể quá nhiều nhưng lại tiêu thụ quá ít dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, biểu hiện dưới dạng chất béo. Chưa kể là do ngồi làm việc, ít vận động ở chốn văn phòng nên gây ra nhiều mỡ tích tụ.
Đàn ông dễ béo phần bụng, điều này chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trung niên. Bụng bia không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh. Nếu mỡ nội tạng quá nhiều, có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sau:
Tăng mỡ máu
Người béo bụng thường có thói quen ăn uống không lành mạnh như hấp thụ nhiều thực phẩm có lượng calo cao trong thời gian dài, dẫn đến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, gây ra bệnh mỡ máu.
Gan nhiễm mỡ
Việc tích tụ mỡ trong gan dẫn đến gan hoạt động không hiệu quả, gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan thiết yếu này.
Xơ vữa động mạch
Nếu mỡ nội tạng tích tụ quá nhiều sẽ đi vào các mạch máu. Một lượng lớn mỡ sẽ tích tụ tại đây khiến các động mạch mất đi tính đàn hồi ban đầu, từ đó gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, các bệnh tim mạch và não.
Bão số 3 cách Quảng Ninh 230km, miền Bắc mưa lớn, gió giật mạnh
Từ chiều nay 25/8, do ảnh hưởng của bão số 3, ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng bắt đầu có gió giật mạnh, mưa lớn trên toàn miền Bắc và Thanh Hóa.